Loại quả được WHO bình chọn tốt nhất nhì thế giới nhưng đừng ăn chung với những món này kẻo phí chất

MINH MINH - Ngày 14/11/2022 06:39 AM (GMT+7)

Loại quả này được nhiều người thích ăn vì có vị ngon ngọt lại có lợi cho sức khỏe nhưng nếu ăn chung với một số thực phẩm sẽ làm lãng phí dinh dưỡng trong đó.

Đu đủ đã được Tổ chức Y tế Thế giới chọn là một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất vì nó chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, giàu vitamin C, vitamin A, kali, axit folic… có công dụng kháng viêm, bảo vệ thị lực, bảo vệ gan, ngăn ngừa bệnh tim mạch. 

Khi bạn muốn bổ sung protein, đừng quên uống một cốc sữa đu đủ, vì đu đủ có thể làm cho protein trong sữa được cơ thể con người tiêu hóa dễ dàng hơn; enzyme papain trong đu đủ là vũ khí bí mật giúp tiêu hóa và loại bỏ táo bón.

Đu đủ giàu vitamin C và chất chống oxy hóa

Đu đủ rất giàu chất dinh dưỡng, trong một quả đu đủ nhỏ (khoảng 150 gram), hàm lượng vitamin C cao tới 93,9 mg, cung cấp 157% nhu cầu vitamin C hàng ngày của người lớn. Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những người có hàm lượng vitamin C thấp trong chế độ ăn uống có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao gấp 3 lần so với những người có đủ hàm lượng vitamin C trong cơ thể. 

Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng tăng cường khả năng kháng bệnh gan, thúc đẩy quá trình sửa chữa và tái tạo tế bào gan, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, là loại trái cây tốt cho việc nuôi dưỡng và bảo vệ gan.

Đu đủ rất giàu chất chống oxy hóa, có vitamin C gấp 48 lần táo, là một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất. (Ảnh minh họa)

Đu đủ rất giàu chất chống oxy hóa, có vitamin C gấp 48 lần táo, là một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, đu đủ có chứa lycopene, có thể làm giảm nguy cơ ung thư, tác hại của các gốc tự do, cải thiện tỷ lệ cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu, giảm viêm và giảm nhịp tim. Ngoài ra, chất kali trong đu đủ còn có tác dụng bảo vệ chức năng tim mạch.

Đu đủ còn chứa chất chống oxy hóa β-carotene ngoài việc giúp giảm các gốc tự do gây hại cho cơ thể và ngăn ngừa ung thư, còn có thể giảm tình trạng viêm mãn tính trong cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Ngoài ra, zeaxanthin trong đu đủ cũng có đặc tính chống oxy hóa, có thể lọc ánh sáng xanh có hại và giảm nguy cơ hoặc sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

Một nghiên cứu trên tạp chí Dinh dưỡng của Anh đã chỉ ra rằng chất chống oxy hóa trong đu đủ dễ hấp thụ hơn hầu hết các loại trái cây và rau quả.

Enzyme papain hỗ trợ tiêu hóa

Enzyme đặc biệt trong đu đủ là papain có thể phân hủy protein, làm mềm thịt, giúp cơ thể người hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời phân hủy protein biến tính trong cơ thể người để ngăn ngừa ung thư. Nhiều người sống ở các vùng nhiệt đới sử dụng đu đủ như một phương pháp điều trị táo bón hoặc hội chứng ruột kích thích tại nhà, và các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đu đủ có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón và đầy hơi.

Những thực phẩm không nên ăn chung với đu đủ

- Tôm: Không nên ăn đu đủ với tôm vì enzyme phân hủy vitamin C trong tôm sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong đu đủ. 

Nộm tôm với đu đủ là món ăn ngon nhưng sự kết hợp này sẽ phí dinh dưỡng trong đu đủ. (Ảnh minh họa)

Nộm tôm với đu đủ là món ăn ngon nhưng sự kết hợp này sẽ phí dinh dưỡng trong đu đủ. (Ảnh minh họa)

- Đồ chiên rán: Sau khi ăn đồ chiên rán, nhiều người muốn ăn trái cây để đỡ ngấy dầu và đỡ tức bụng. Lúc này, bạn phải cẩn thận, không nên ăn đu đủ với đồ chiên rán vì sẽ gây đau bụng, tiêu chảy. Vì vậy, không nên ăn đu đủ sau khi ăn đồ chiên rán.

- Tỏi tây: Tỏi tây rất giàu cellulose có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, ngăn ngừa và điều trị táo bón, giúp giải độc, giảm tích tụ mỡ bụng. Tuy nhiên,tỏi tây và đu đủ có tính ấm, khi ăn cùng nhau rất dễ gây nóng. Vì vậy, để tránh cơ thể bị nóng quá mức, tốt nhất bạn không nên ăn hai loại thực phẩm này cùng một lúc.

- Bí đỏ: Không nên ăn đu đủ với bí đỏ, sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng. Vì bí đỏ có chứa enzyme phân hủy vitamin C mà hàm lượng vitamin C trong đu đủ rất cao, gấp 48 lần táo, người lớn ăn 100 gam đu đủ (khoảng nửa trái đu đủ loại vừa) mỗi ngày sẽ đáp ứng đủ nhu cầu vitamin C. Do đó, không nên ăn bí đỏ với đu đủ, nếu không, nó sẽ phá hủy lượng lớn vitamin C và làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó.

Những lưu ý khi ăn đu đủ

Phụ nữ mang thai không nên ăn đu đủ xanh. (Ảnh minh họa)

Phụ nữ mang thai không nên ăn đu đủ xanh. (Ảnh minh họa)

Các enzyme và các thành phần chống oxy hóa trong đu đủ sẽ bị phân hủy khi đun ở nhiệt độ cao nên không thích hợp để nấu chín mà nên ăn sống. Tuy nhiên trong đu đủ sống cũng có chứa nhựa đu đủ nên hơi độc.

Những người bị lạnh bụng, thể trạng yếu, hay bị dị ứng không nên ăn nhiều. Ngoài ra, đu đủ có chứa nội tiết tố nữ, ăn nhiều có thể cản trở sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, còn đu đủ xanh có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của thai nhi, thậm chí làm tăng nguy cơ sảy thai nên không phù hợp cho phụ nữ có thai ăn.

Uống nước gừng với thứ này ngang với tập thể dục 1 tiếng, giúp ruột thông suốt tốt hơn dùng thuốc nhuận tràng
Thời tiết thu đông, uống nước gừng rất có lợi cho sức khỏe. Nếu bổ sung thêm 3 thứ dưới đây vừa giúp sạch ruột lại thu nhỏ vòng eo.

Thực phẩm phòng bệnh

MINH MINH (Dịch từ EDH)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thực phẩm phòng bệnh