Có câu "giữ vỏ gừng thì mát, bỏ vỏ gừng thì nóng", vậy vỏ gừng có nên ăn hay không?
Gừng là loại gia vị phổ biến, rất thích hợp dùng trong mùa thu đông, có thể giúp xua tan cái lạnh trong cơ thể. Ăn gừng vào mùa lạnh sẽ làm nóng cơ thể và có vai trò chống cảm lạnh.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, gừng có tính ấm, có công dụng hóa đàm giảm ho, giải độc cho tôm cua cá, giải cảm bên ngoài và xua tan cảm mạo, làm ấm cơ thể, giảm nôn mửa.
Y học hiện đại cũng đã phát hiện ra rằng gừng rất giàu vitamin B, các khoáng chất như mangan, sắt, kẽm, kali và một số protease đặc biệt có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, gừng còn chứa các loại dầu dễ bay hơi và các polyphenol như gingerol và shogaol có liên quan đến tác dụng đặc biệt của gừng như điều tiết sự bài tiết axit dịch vị và dịch vị, có thể làm tăng cảm giác thèm ăn, thúc đẩy nhu động ruột, loại bỏ chứng đầy hơi...
Dân gian còn có câu “sáng ăn ba lát gừng còn hơn uống canh nhân sâm” để ca ngợi tác dụng của gừng. Mặc dù gừng bổ như vậy nhưng có một bộ phận của gừng mà nhiều người phân vân không biết nên dùng hay không đó chính là vỏ gừng.
Ăn gừng có cần gọt vỏ không?
Có người cho rằng ăn gừng nên bỏ vỏ, cũng có người cho rằng không cần thiết. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng gừng có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, mát da, giảm nôn, giải độc; còn vỏ gừng có vị cay nồng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng. Vì thế có câu nói: "Giữ vỏ gừng thì mát, bỏ vỏ gừng thì nóng". Vậy vỏ gừng nên ăn hay không?
Vỏ gừng có chứa dinh dưỡng tốt không kém phần thịt gừng. (Ảnh minh họa)
Thực tế, vỏ gừng có thể ăn được và nó có lợi không kém phần gừng bên trong. Huấn luyện viên sức khỏe và nhà sinh vật học Kanchan Koya (Mỹ) cho biết vỏ gừng chứa gấp đôi polyphenol có lợi so với phần thịt gừng và cũng chứa nhiều dinh dưỡng.
Một nghiên cứu khoa học thậm chí còn phát hiện ra rằng việc tiêu thụ vỏ gừng có liên quan đến việc giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết.
Khi nào nên và không nên ăn gừng cả vỏ
Tuy ăn vỏ gừng tốt nhưng không phải ai cũng có thể dùng bộ phận này, một số người tốt nhất nên nạo sạch vỏ gừng trước khi dùng.
- Người bị cảm mạo phong hàn: Nước đường nâu với gừng có thể giúp giảm các triệu chứng cảm mạo phong hàn, trường hợp này tốt nhất bạn nên cạo sạch vỏ của gừng.
- Người thiếu tỳ vị: Đối với bệnh nhân tỳ vị hư nhược ăn vỏ gừng sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng, tốt nhất nên gọt vỏ.
- Ăn đồ lạnh như cua, cần tây: Cua, cần tây , mướp đắng và các đồ ăn khác đều là đồ lạnh, lúc này tốt nhất nên gọt vỏ gừng để cân bằng tính lạnh.
- Khi bị nôn mửa: Khi dùng gừng để chống nôn mửa và đau dạ dày do tỳ vị và dạ dày bị thiếu hụt, nên bỏ vỏ gừng.
Tùy theo tình trạng sức khỏe mà nên lựa ăn vỏ gừng hay không. (Ảnh minh họa)
Nếu sức khỏe của bạn bình thường, tốt nhất nên ăn gừng cả vỏ, điều này có thể duy trì sự cân bằng dược tính của gừng và giảm nguy cơ thừa nhiệt.
Ngoài ra, khi có các triệu chứng như phù thũng, ăn gừng không được gọt vỏ, vì vỏ gừng có tác dụng lợi thủy. Với những người bị táo bón, hôi miệng, tốt nhất nên ăn riêng phần vỏ gừng.
Lưu ý khi sử dụng gừng
Không ăn gừng thối, hạn chế ăn gừng mọc mầm
Gừng thối có chứa chất độc hại không nên ăn. (Ảnh minh họa)
Hầu hết các loại thực phẩm mọc mầm nói chung là độc và không thể ăn được nữa. Thực tế, gừng sau khi mọc mầm vẫn có thể ăn tiếp mà không lo độc hại nhưng giá trị dinh dưỡng bị giảm đi, ăn cũng phí.
Dù gừng mọc mầm không có chất độc hại nhưng nếu nó bị thối, mốc thì nhất định không được ăn. Gừng thối có chứa nhiều safrole và độc tố , nếu hấp thụ một lượng safrole nhất định có thể gây ung thư.
Không ăn quá nhiều
Gừng có vị cay, nếu ăn nhiều sẽ gây cảm giác khát, khô miệng, đau họng và đổ mồ hôi nhiều. Hơn nữa gừng có tính nóng nên bạn không thể ăn quá nhiều.
Một số người không nên ăn gừng
Gừng có thể dùng để chữa cảm mạo phong hàn, nhưng không thích hợp với cảm mạo phong nhiệt, vì vậy những người bị cảm mạo phong nhiệt nên ăn ít gừng càng tốt.
Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, bệnh trĩ là do tích tụ nhiệt trong cơ thể, và bản thân gừng là một chất có tính ấm. Do đó, người bị bệnh này nên tránh ăn gừng kẻo bệnh nặng thêm.