So với dứa những mùa khác, dứa vào đầu hè dường như có mùi thơm đậm đà hơn, vị ngọt hấp dẫn hơn. Loại quả này cũng có rất nhiều công dụng bất ngờ cho sức khỏe.
Trong số các loại quả, dứa là loại quả có giá trị dinh dưỡng tuyệt vời, rất tốt cho sức khỏe.
1. Công dụng của dứa
Nuôi dưỡng và bảo vệ gan
Y học cổ truyền có câu "ngũ tạng ứng với bốn mùa". Ngũ hành can thuộc về mộc, trùng với mùa xuân vạn vật hồi sinh, dương khí sinh trưởng. Vì vậy, mùa xuân-hè là mùa gan khí mạnh, chế độ ăn uống mùa này nên tập trung vào việc nuôi dưỡng và bảo vệ gan. Dứa có vị ngọt và hơi chua. Ăn đồ chua vừa phải có thể giúp bổ sung máu gan và tăng cường chức năng gan.
Dứa có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến cùng nhiều thực phẩm khác thành món ngon. (Ảnh minh họa)
Bổ máu
Cùi dứa không chỉ chứa đường khử, axit hữu cơ, sucrose, protein và chất xơ thô mà còn chứa vitamin C, carotene, vitamin B1, vitamin B3, các khoáng chất và nguyên tố vi lượng như canxi, magie và sắt.
Hàm lượng sắt và vitamin C khá phong phú (cao gấp 6 lần so với táo), giúp bổ sung máu, làm giảm các triệu chứng thiếu máu.
Bổ thận với nam giới
Thận là nền tảng của cuộc sống. Đối với nam giới, tầm quan trọng của sức khỏe thận là điều hiển nhiên. Đường, muối và enzym có trong dứa có tác dụng lợi tiểu, giảm sưng tấy, có thể làm giảm áp lực lên thận.
Dứa cũng là loại trái cây có hàm lượng kali cao và ít natri điển hình. Hàm lượng kali trên 100 g dứa là 113 mg. Nó có thể điều chỉnh sự cân bằng nước trong cơ thể, giúp hạ huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Tăng cường lá lách, dạ dày
Dứa có thể nuôi dưỡng lá lách, dạ dày và tăng cường sinh lực... Có một loại enzym thần kỳ trong dứa tươi có tên là bromelain, có thể giúp phân hủy protein trong thức ăn và giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hóa. Nó đặc biệt thích hợp cho những người ăn quá nhiều thịt và thức ăn nhiều dầu mỡ, được gọi là "viên thuốc hỗ trợ dạ dày và tiêu hóa" tự nhiên.
Quả dứa chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa).
Dứa tuy tốt nhưng một số người không nên ăn quá nhiều
Khi ăn dứa, đôi khi miệng chúng ta có cảm giác tê và ngứa như bị "cắn". Điều này thực chất là do bromelain gây ra. Khi nhai dứa, bromelain sẽ tấn công và phá hủy các tế bào niêm mạc miệng, phá vỡ các protein trên niêm mạc miệng và gây ra cảm giác ngứa ran.
Cách giải quyết cũng rất đơn giản, ngâm dứa trong nước muối hoặc nấu chín trước khi ăn.
Dứa tuy tốt nhưng không nên ăn nhiều, chỉ 1-2 miếng mỗi ngày là đủ. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, ăn quá nhiều dứa dễ gây ra các triệu chứng ẩm ướt và nóng bức.
Dứa chín có mùi thơm hấp dẫn và vị ngọt thanh. (Ảnh minh họa).
Dứa chứa nhiều nước, có vị ngọt. Ăn quá nhiều dứa mà không thải ra ngoài kịp thời dễ dẫn đến ứ ẩm, nóng, sau đó có thể xuất hiện các triệu chứng ẩm, nóng như chàm. Ẩm ướt lâu ngày dễ chuyển hóa thành nhiệt. Ẩm ướt tồn tại quá lâu, nhiệt lượng tích tụ trong cơ thể khó tiêu tán, có thể dẫn tới phản ứng dây chuyền “nhiệt - ẩm”, không có lợi cho cơ thể.