Trải qua hơn 20 năm sống trong mặc cảm không thể làm bố, cuối cùng anh Đạt cũng được hái “trái ngọt” cùng người vợ thứ 2 sau hành trình đầy gian nan.
Trưởng khoa Nam học - Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội
Hạnh phúc muộn màng của người chồng sau hơn 20 năm vô sinh
Theo thống kê của ngành y tế, hiện tình trạng vô sinh hiếm muộn ngày càng gia tăng và trẻ hóa (khoảng 10% dân số). Tỷ lệ vô sinh ở nam và nữ là ngang nhau và do nhiều nguyên nhân như nạo phá thai, viêm nhiễm phụ khoa-nam khoa, thói quen uống rượu, hút thuốc hoặc nhiễm các hóa chất-phóng xạ độc hại, mắc một số bệnh lý làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản ở nam và nữ giới như bệnh lý về vòi trứng, tử cung, quai bị…
Đáng chú ý, có không ít trường hợp mắc bệnh lý tưởng chỉ gặp ở trẻ em nhưng lại có thể ảnh hưởng nặng nề tới chức năng sinh sản, làm tan vỡ cả hạnh phúc gia đình. Điển hình như trường hợp của anh Trần Khắc Đạt (49 tuổi, ở Phú Thọ) bị mắc quai bị cách đây 23 năm và được chẩn đoán vô sinh. Cũng chính điều này khiến hôn nhân của hai vợ chồng anh đổ vỡ.
Hôn nhân đổ vỡ, lại bị vô sinh khiến anh Đạt mặc cảm không dám đi thêm bước nữa một thời gian dài. Đến năm 2016, khi tuổi đã “ngoại tứ tuần”, anh Đạt gặp chị Thu Hà - một phụ nữ cũng từng lỡ dở một lần đò và đang là mẹ đơn thân.
Anh Đạt hạnh phúc bên đứa con yêu quý sau bao nỗ lực, cố gắng.
Sau nhiều lần tâm sự, anh Đạt chia sẻ thẳng thắn về vấn đề vô sinh mình đang gặp phải và chị Hà chấp nhận. Cả hai quyết định đến với nhau, cùng chia ngọt sẻ bùi.
Thế nhưng biến cố lớn bất ngờ xảy ra, năm 2017 con riêng của chị Thu Hà không may qua đời đột ngột khiến hai vợ chồng đau đớn vô cùng. Được sự động viên của mọi người, vợ chồng chị sớm gượng dậy, nương tựa vào nhau để tiếp tục bước qua nỗi đau quá lớn này.
“Khi ấy, tôi đã tìm hiểu và cả hai vợ chồng đều mong muốn có con, thế nhưng chúng tôi đều tuổi không còn trẻ nên mong ước này thật sự không dễ dàng gì, nhất là anh Đạt lại có vấn đề về sinh sản. Thế nhưng, bằng sự quyết tâm, hai vợ chồng quyết “kiếm tìm” con yêu cho bằng được, dù biết chặng đường phía trước sẽ gặp nhiều khó khăn”, chị Hà chia sẻ.
Theo tâm sự của chị Hà, bản thân chị cũng nhận thấy nhiều điểm bất thường của chồng do ảnh hưởng của căn bệnh quai bị trước đó như tinh hoàn và bộ phận sinh dục bị teo nhỏ. Thế nhưng, hai vợ chồng vẫn tìm thấy những điểm chung, sự hòa hợp trong chuyện vợ chồng, chỉ có điều để có con tự nhiên là không thể.
Nỗ lực của vợ chồng chị Hà và anh Đạt cuối cùng đã được đền đáp bằng "tình yêu nhỏ" vô cùng đáng yêu.
Khi tuổi ngày càng cao, khao khát có con của hai vợ chồng càng mãnh liệt. Anh chị quyết định khăn gói xuống Hà Nội điều trị để nhen nhóm hy vọng có con.
“May mắn sau khi làm phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn, các bác sĩ đã tìm được vài con tinh trùng ít ỏi, nhưng từng đó là đủ để làm thụ tinh trong ống nghiệm. Kết quả, chúng tôi đã có được một nàng công chúa”, chị Hà vui mừng nói.
Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Hữu Việt - Trưởng khoa Nam học (BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) cho biết, khi tiếp nhận điều trị cho trường hợp này, bác sĩ rất khâm phục ý chí của người vợ. “Khi người chồng còn rụt rè, e ngại về vấn đề mình mắc phải, thì người vợ sẵn sàng tâm sự mọi điều, nhất là khao khát có con của họ. Chị cũng động viên, hỗ trợ chồng rất nhiều trong quá trình điều trị”, bác sĩ Việt chia sẻ.
BS Việt thực hiện phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng cho bệnh nhân.
Người trưởng thành đừng chủ quan với quai bị
Bác sĩ Đinh Hữu Việt cho biết, bệnh quai bị có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó thường gặp ở nam nhiều hơn nữ và hay gặp nhất ở các trẻ nam. Do vậy, nhiều người trưởng thành cho rằng, người lớn mắc quai bị không nặng, không bị biến chứng. Chính đều này gây nên những hậu quả nặng nề, nhất là đối với chức năng sinh sản.
Theo thống kê, biến chứng viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn chiếm khoảng 20 -25% số nam giới mắc quai bị ở sau tuổi dậy thì. Đáng chú ý, biến chứng có thể dẫn tới teo tinh hoàn, giảm số lượng, chất lượng tinh trùng, gây hiếm muộn và vô sinh.
“Phần lớn các bệnh nhân đến với chúng tôi sau khi đã được chẩn đoán mắc bệnh quai bị hoặc có tiền sử quai bị gây viêm teo tinh hoàn và dẫn đến vô sinh. Khám lâm sàng phát hiện số người mắc quai bị có teo tinh hoàn chiếm tỷ lệ rất lớn. Tất cả các trường hợp đều có mật độ tinh hoàn mềm, nhẽo nên tiên lượng khả năng sinh tinh sẽ khó”, vị bác sĩ này cho hay.
Với trường hợp vô sinh do mắc quai bị (vẫn xuất tinh bình thường nhưng không có tinh trùng trong tinh dịch), bác sĩ Việt cho rằng việc phẫu thuật vi phẫu tìm tinh trùng từ mô tinh hoàn bằng phương pháp Micro TESE (Microdisection Testicular Sperm Extraction) là “cứu cánh” cuối cùng cho hy vọng có con.
Theo bác sĩ Việt, người trưởng thành nhất là nam giới sau khi bị quai bị tuyệt đối không chủ quan.
“Có thể hình dung kỹ thuật này giống như việc chúng ta phóng đại tinh hoàn từ bé như quả quất thành quả bưởi. Xong bác sĩ sẽ khéo léo rạch, bóc từng múi bưởi ra rồi xem trong đó có những tép bưởi nào tốt, tương đương với những ống sinh tinh tốt. Micro TESE là biện pháp can thiệp sâu để bác sĩ “bới móc” toàn bộ tinh hoàn để tìm từng con tinh trùng. Quá trình thực hiện đôi khi chỉ có thể tìm được một vài tinh trùng hoặc vài chục tinh trùng vừa đủ để làm thụ tinh trong ống nghiệm”, bác sĩ Việt chia sẻ.
Để phòng bệnh quai bị, bác sĩ Việt khuyến cáo cần tiêm vắc xin cho phòng Sởi, Quai bị, Rubella cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Những trường hợp đã mắc quai bị thì sẽ có miễn dịch bền vững cả đời. Tuy nhiên, khi mắc bệnh cần đi khám và có sự tư vấn, điều trị của bác sĩ để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.
Tin liên quan
Chàng trai 25 tuổi đã liều lĩnh tiêm một chất sáp vào "cậu nhỏ" với mong muốn tăng kích thước nhưng không ngờ phải vào viện cấp cứu, còn...
Với nguồn thực phẩm phong phú và đa dạng trong cách chế biến, mùa đông là thời điểm có rất nhiều món ăn ngon kích thích vị giác của mọi...
“Cậu nhỏ” của một người đàn ông Hồng Kông bị “ngót” lại chỉ bằng ⅕ so với ban đầu sau khi làm phẫu thuật tăng kích cỡ.
Dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng vì sự chủ quan, không đi khám và điều trị kịp thời, nam bệnh nhân bị ung thư "cậu nhỏ", buộc phải phẫu thuật.
Tin bài cùng chủ đề Ths.BS Đinh Hữu Việt
Hiện nay, rất nhiều người trẻ đối mặt với nguy cơ vô sinh, hiếm muộn nhưng đa số mọi người còn chủ quan, không đi khám sớm vì thế việc điều trị và mong muốn có con sau này sẽ gặp nhiều khó...