Mẹ Sài Gòn mua đủ đồ bổ, đưa con ra nước ngoài khám vẫn không khỏi thấp còi, "thủ phạm" ít ai ngờ

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 22/06/2022 06:45 AM (GMT+7)

Rất nhiều trẻ dù được chăm sóc, bồi bổ tốt nhưng vẫn còi cọc. Sốt ruột, bố mẹ cho con đi khám thì bất ngờ khi phát hiện nguyên nhân là do thiếu hóc môn. 

Con ăn uống toàn đồ đắt tiền vẫn không thể cao lớn

Bác sĩ Trần Thị Ngọc Anh - Khoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) cho biết, thời gian gần đây có nhiều trẻ được bố mẹ đưa đến khám vì nghĩ con bị suy dinh dưỡng thấp còi. Thậm chí, đã có trường hợp gia đình đưa cả con ra nước ngoài thăm khám nhưng sau đó tình hình vẫn không cải thiện.

Điển hình như trường hợp bé H.T (11 tuổi, ở TP.HCM) thấp bé nhẹ cân nhất lớp, thường xuyên bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt. Gia đình cho biết, từ khi bé 2 tuổi tình trạng phát triển cơ thể đã tụt lùi so với các bạn cùng trang lứa. Lo lắng cho sự phát triển của con, mẹ bé T đã tốn nhiều tiền mua toàn “sơn hào hải vị” về bồi bổ cho con. Chị còn nhờ bác sĩ dinh dưỡng lên thực đơn theo chế độ ăn khoa học nhưng tình trạng của con vẫn không cải thiện.

Chưa hết, người mẹ còn đưa bé T đi sang Singapore khám, được bác sĩ hướng dẫn thực đơn dinh dưỡng nhưng sau đó chiều cao và cân nặng của con vẫn không nhúc nhích. Năm 2019, gia đình đã đưa con đến BV Nguyễn Tri Phương thăm khám về vấn đề nội tiết, kết quả bé T được chuẩn đoán bị thiếu hóc môn tăng trưởng (GH). 

“Tôi cứ nghĩ trẻ nhỏ chỉ cần dinh dưỡng đầy đủ, khoa học là con sẽ lớn, không ngờ nguyên nhân cháu chậm phát triển lại liên quan đến hóc môn”, mẹ bé T tâm sự. 

Nhiều phụ huynh ngỡ ngàng khi bác sĩ thông báo con bị thiếu hụt hóc môn tăng trưởng. Ảnh: BVCC.

Nhiều phụ huynh ngỡ ngàng khi bác sĩ thông báo con bị thiếu hụt hóc môn tăng trưởng. Ảnh: BVCC.

Bác sĩ Ngọc Anh cho biết, sau khi có chẩn đoán chính xác, tháng 9/2019 trẻ bắt đầu quá trình điều trị. Thời điểm bắt đầu điều trị, bé T 9 tuổi, cao 127,5cm, nặng 26,6 kg. Sau một năm 4 tháng, bé đã tăng 14 cm. Hiện tại, bé vẫn tiếp tục được điều trị và theo dõi sự phát triển thể chất đều đặn. 

Bác sĩ Ngọc Anh cho biết, đây chỉ là một trong hàng trăm trường hợp trẻ bị thiếu hóc môn tăng trưởng được phát hiện và can thiệp tại khoa. Qua trường hợp trên có thể thấy, ngoài vấn đề dinh dưỡng, phụ huynh cần quan tâm đến cả vấn đề nội tiết để sớm phát hiện nguyên nhân và cho trẻ điều trị kịp thời. Bởi khi được xác định đúng nguyên nhân gây chậm cao do thiếu hóc môn tăng trưởng và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, trẻ được cải thiện chiều cao đáng kể, từ đó cảm thấy tự tin hơn.

Trẻ không được can thiệp sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển tương lai sau này. Ảnh: BVCC.

Trẻ không được can thiệp sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển tương lai sau này. Ảnh: BVCC.

Hệ quả rất nguy hiểm nếu không can thiệp kịp thời

Theo bác sĩ Ngọc Anh, thiếu hóc môn tăng trưởng là một rối loạn nội tiết phổ biến, một trong những nguyên nhân quan trọng gây chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể gặp vấn đề về sản xuất và phóng thích hormone tăng trưởng không đủ.

“Trong cơ thể người, hóc môn tăng trưởng (GH) được tiết ra từ tuyến yên ở não. GH đóng vai trò quan trọng lên sự phát triển của hệ cơ xương, quyết định chiều cao của cơ thể; đồng thời GH còn tác động lên chức năng chuyển hóa của cơ thể bao gồm sự phân bố dịch, chuyển hóa lipid, prorein, cacbohydrate, sức cơ và hệ tim mạch”, bác sĩ Ngọc Anh chia sẻ.

TS.BS Lê Cao Phương Duy - Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, thông thường trẻ mới sinh có chiều cao 48-52cm, trong năm đầu bé tăng khoảng 20-25cm, sang năm thứ 2 tăng 12cm, năm thứ 3 tăng 10 cm, năm thứ 4 tăng 7cm.

Việc can thiệp sớm giúp trẻ phát triển chiều cao được tốt nhất. Ảnh: BVCC.

Việc can thiệp sớm giúp trẻ phát triển chiều cao được tốt nhất. Ảnh: BVCC.

Từ 4 tuổi trở đi, phụ huynh cần chú ý nhiều hơn đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ. Từ năm 4-11 tuổi, trẻ sẽ tăng trung bình 4-6cm/năm. Nếu trẻ không đạt mức tăng trưởng chiều cao bình thường đó, cha mẹ nên nghĩ ngay đến việc cho trẻ đi khám và tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao sớm.

Trẻ thiếu GH không được can thiệp kịp thời, ở thể nhẹ dù không ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng chiều cao hạn chế (thấp hơn nhiều so với trung bình) có thể khiến trẻ mặc cảm, tự ti cũng như không thể tham gia các hoạt động/công việc có kèm theo yêu cầu về chiều cao.

Còn đối với trẻ thiếu GH nặng có thể có những biểu hiện như giảm sản vùng mặt giữa (tạo nên gương mặt giống búp bê), tay chân nhỏ, bộ phận sinh dục nhỏ ở nam... Một số trẻ GH có thể có mỡ quanh vùng bụng, mũm mĩm dù tỷ lệ cơ thể bình thường. Trẻ thiếu GH cũng có thể sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi. Ngoài ra, một số các triệu chứng về tâm lý cũng có thể xảy ra với trẻ thiếu GH như thiếu tập trung, trí nhớ kém.

Theo bác sĩ Ngọc Anh, cách tốt nhất để phát hiện chậm tăng trưởng chiều cao là đo chiều cao hàng tháng và dựa vào biểu đồ tăng trưởng. Nếu đường cong biểu diễn chiều cao nằm ngang hoặc đi xuống thì phụ huynh cần cho trẻ thăm khám ngay. Nếu trẻ chậm cao do thiếu GH, việc điều trị cần được thực hiện sớm, tốt nhất là trong giai đoạn từ 4-13 tuổi.

"Nếu để qua tuổi dậy thì, thường là sau 13 tuổi, khi các sụn xương trẻ đóng lại, việc điều trị sẽ không còn hiệu quả nữa. Mục tiêu của điều trị thiếu GH là giúp trẻ tăng chiều cao càng gần mức bình thường càng tốt. Với trẻ chậm cao do thiếu GH, nếu điều trị sớm, có thể bắt kịp tăng trưởng của các trẻ bình thường và hầu như sẽ đạt được chiều cao tối đa lúc trưởng thành theo di truyền của từng trẻ”, BS Ngọc Anh cho hay. 

Bé 2 tuổi bỗng lớn nhanh như thổi, mọc lông vùng dưới, thủ phạm hóa ra là thứ người bố hay dùng
Mỗi khi người mẹ đưa con trai ra khu vui chơi, nhiều cha mẹ khác lại tò mò hỏi chị vì sao con lớn thế rồi mà vẫn cho bú bình. Quả thực, con trai chị...

Trẻ dậy thì

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư vấn sức khỏe trẻ em