Cha mẹ nhất định phải chú ý vệ sinh cho trẻ để tránh trẻ mắc bệnh nguy hiểm, trường hợp của cô bé 6 tuổi bị viêm âm đạo là lời cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc con.
Gần đây, Tiểu Hân 6 tuổi, ở Vũ Hán, Trung Quốc, luôn nói với mẹ: “Con rất ngứa phần dưới và vô cùng khó chịu". Người mẹ cho rằng, có thể Tiểu Hân có giun mới gây ngứa phần hậu môn, sau đó mẹ Tiểu Hân đã đi mua thuốc trị giun và cho cô bé uống. Tuy nhiên, sau 1 tuần, tình trạng ngứa phần dưới của cô bé càng khó chịu.
Khi đi tắm cho Tiểu Hân, người mẹ mới phát hiện, Tiểu Hân tuổi còn nhỏ nhưng đã có "khí hư" giống như của người lớn, khí hư có màu vàng. Người mẹ bị sốc, vội vàng đưa Tiểu Hân đến Khoa phụ khoa của Bệnh viện thứ 3 Vũ Hán để kiểm tra. Sau khi khám, bác sĩ Để Thạch, trưởng Khoa phụ khoa kết luận - Tiểu Hân bị viêm âm đạo.
Tiểu Hân than phiền với mẹ về việc bị ngứa ở phía dưới. (Ảnh minh họa)
Do để quá lâu nên tình trạng rất nghiêm trọng. Mẹ Tiểu Hân không dám tin, cô nói: "Tôi luôn nghĩ rằng viêm âm đạo xảy ra sau khi quan hệ, vậy tại sao việc này lại xảy ra ở đứa trẻ nhỏ như vậy?". Sau khi hỏi chi tiết về lịch sử sinh hoạt hàng ngày của cô bé, bác sĩ mới biết, Tiểu Hân bình thường có thói quen đi vệ sinh không tốt, không chú ý đến vệ sinh âm hộ sạch sẽ, rất có thể sau khi đi đại tiện, dùng giấy vệ sinh lau không sạch, khiến vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo, gây nên tình trạng viêm âm đạo.
Bác sĩ Để Thạch nói rằng nếu không chú ý, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng sẽ bị viêm âm đạo. Hầu hết trẻ em bị bệnh vì cha mẹ và người chăm sóc không chú ý đến việc làm sạch âm hộ và xử lý không đúng cách sau khi đi đại tiện. Cũng có một số trẻ tò mò, nên đã đưa dị vật vào âm đạo, gây tổn thương biểu mô âm đạo và dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp. Nếu dịch tiết âm đạo của trẻ tăng, trẻ thường dùng ngón tay gãi ngoài âm đạo, niệu đạo, niêm mạc âm đạo chảy máu, phù nề, chất tiết ra có mủ, người lớn phải chú ý, nên đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng viêm âm đạo ở trẻ nhỏ?
Bác sĩ Để Thạch nhắc nhở cha mẹ nhất định phải nuôi dưỡng trẻ phát triển thói quen vệ sinh tốt, vệ sinh âm hộ sạch sẽ mỗi ngày, thay đồ lót mỗi ngày, sau khi đại tiện chú ý lau từ trước ra sau, tránh nhiễm vi khuẩn từ phân. Không được lau từ phí sau ra phía trước, bằng không sẽ khiến rất nhiều vi khuẩn đi vào âm đạo, dẫn đến tình trạng viêm.
Cha mẹ hướng dẫn trẻ có thói quen đi vệ sinh tốt
Khi người lớn bị viêm âm đạo do nấm, nên rửa dụng cụ sạch sẽ (bồn tắm, khăn tắm,...) để tránh nhiễm trùng chéo. Khi trẻ bị nhiễm trùng ở các bộ phận khác của cơ thể, không sử dụng kháng sinh bừa bãi. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Thay đổi pH nước tiểu cũng có thể dẫn đến viêm âm đạo do nấm. Đối với trẻ bị tiểu đường, cha mẹ nên cho trẻ điều trị tích cực.
Cách đây không lâu, đã có những báo cáo tương tự - bé gái 9 tuổi chảy máu âm đạo, phần dưới cơ thể có mùi hôi, có nhiều mủ và dịch tiết ra trên quần lót. Bác sĩ giải thích rằng, bình thường sau khi đi tiểu tiện lau không sạch, các mảnh mụn của giấy sẽ tồn tại trong đáy chậu và da xung quanh, khiến các sợi giấy dần dần xâm nhập vào âm đạo và gây viêm.
Trẻ có những biểu hiện đau ngứa vùng âm đạo, cha mẹ cần phải cho trẻ đến viện để kiểm tra
Theo các chuyên gia, cha mẹ nên dạy cách lau phần dưới cơ thể đúng cách trước khi bé gái vào nhà trẻ: sau khi đi tiểu, cần phải ngồi xổm hoàn toàn rồi mới tiến hành lau. Bởi vì khi ngồi xổm hoàn toàn có thể để lộ vùng đáy chậu, phạm vi giấy vệ sinh lau càng triệt để. Nếu không ngồi xổm hoàn toàn, không những phần âm hộ không được lau sạch, còn khiến mảnh vụn giấy vệ sinn bám vào đáy chậu và vùng da xung quanh, dễ gây viêm. Ngoài ra, nên lựa chọn giấy vệ sinh mềm, dai. Một số loại giấy quá mềm là giấy tái chế, hay lưu lại bụi giấy khi gặp nước tiểu.
Bác sĩ cũng nhắc nhở rằng nếu phát hiện bé bị âm hộ đỏ và sưng, vẫn còn mùi sau khi rửa, xuất hiệt các vết dịch vàng hoặc chất nhầy trên quần lót, phải chú ý đưa trẻ đi khám kịp thời.