Thường xuyên ăn mì ăn liền có thể sẽ dẫn đến những nguy cơ như bệnh tim mạch, đột quỵ và các ảnh hưởng không tốt khác tới cơ thể.
Từ lâu, mì ăn liền đã là một trong những lựa chọn phổ biến của con người vì sự tiện lợi mà chi phí cho món này lại rất rẻ. Nhưng một nghiên cứu mới đây lại chỉ ra rằng, việc thường xuyên ăn mì ăn liền sẽ dẫn đến những nguy cơ về sức khỏe như bệnh tim mạch và đột quỵ.
Thêm vào đó, một video so sánh việc dạ dày xử lý mì ăn liền với mì tươi của nghiên cứu cũng làm dấy lên sự quan tâm của nhiều người.
Tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim và tiểu đường
Nghiên cứu mới này được công bố trên tạp chí The Joural of Nutrition, dựa vào những dữ liệu nghiên cứu y tế của Hà Quốc và khảo sát chất lượng dinh dưỡng từ năm 2007 – 2009. Sử dụng các dữ liệu từ khảo sát, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra chế độ ăn uống của 10.711 (hơn 54% là nữ) người trưởng thành từ độ tuổi 19 – 64.
Từ đó, người ta phát hiện ra rằng, việc tiêu thụ mì lăn liền từ hai đến nhiều lần một tuần có liên quan đến hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ (không phải là nam giới).
Hội chứng chuyển hóa này bao gồm huyết áp cao, lượng đường trong trong máu tăng cao, dư thừa mỡ bụng và cholesterol bất thường từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường.
Ảnh hưởng đến hooc môn
Tiến sĩ Huyn Joon Shin, nhà nghiên cứu chính của khảo sát này cho biết, một chất được tìm thấy trong các gói mì ăn liền có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giới tính.
Chất hóa học có tên gọi Bisphenol A (BPA) được tìm thấy trong các thùng xốp đựng mì có thể ảnh hưởng tới hooc môn của cơ thể, đặc biệt là nội tiết tố nữ estrogen, tiến sĩ Shin cho biết. (BPA, một hợp chất nhân tạo độc hại, có mặt trong nhiều sản phẩm bằng nhựa từ chai nước, hộp đựng thức ăn đến lớp phủ nha khoa...).
Một đồng nghiệp của tiến sĩ Shin, chuyên ngành tim mạch tại Trung tâm Y khoa Đại học Baylor ở Texas cho cho biết, kết quả của nghiên cứu này khẳng định tầm quan trọng của sự ảnh hưởng của các loại thực phẩm và các chất mà chúng ta dung nạp vào trong cơ thể.
“Nghiên cứu này rất quan trọng vì nhiều người không hề biết đến những rủi ro mà mì ăn liền đem lại”, ông nói. "Tôi hi vọng rằng, nghiên cứu này có thể là một nền tảng cho một nghiến cứu khác trong tương lai về các tác hại của mì ăn liền”.
Ảnh hưởng tới tiêu hóa
Đây không phải là lần đầy tiên người ta nghiên cứu về các thành phần của mì ăn liền.
Một thử nghiệm mới đây của tiến sĩ Braden Kuo tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ) sử dụng một chiếc camera siêu nhỏ gắn bên trong dạ dày để so sánh quá trình tiêu hóa của mỳ ăn liền và mỳ tươi (mỳ tự làm và chưa qua quá trình chiên) khác nhau như thế nào.
Sợi mì ăn liền vẫn còn nguyên sau 20 phút (trái), trong khi mì tươi đã được dạ dày xử lý gần xong (Ảnh cắt từ video)
Sau hơn 2 tiếng, mì ăn liền (trái) vẫn chưa được xử lý xong hoàn toàn (Ảnh cắt từ video)
Kết quả cho thấy những sợi mỳ ăn liền sau khi được đưa vào cơ thể con người không dễ dàng bị phân hủy sau 2 giờ chúng ta ăn, trong khi mỳ tươi thì hầu như đã bị phân hủy hoàn toàn.
Video đã chỉ ra được rằng, trong quá trình thưởng thức mì ăn liền, chúng ta đã vô tình đưa vào cơ thể hàng loạt những chất phụ gia có hại cho sức khỏe, trong đó có TBHQ, một phụ gia chống oxy hóa. Phụ gia này có nguồn gốc từ dầu mỏ và thường được sử dụng để làm chất bảo quản.