Mùa hè nóng nực, nếu ăn rau mùng tơi nhất định phải nhớ những điều này

Ngày 06/06/2017 00:05 AM (GMT+7)

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, rau mồng tơi dù mát bổ nhưng không nên ăn quá nhiều. Tốt nhất, chỉ nên ăn rau mùng tơi 2 lần/tuần để đảm bảo sức khỏe.

Rau mồng tơi khá dồi dào vitamin và khoáng chất. Nổi bật nhất là hàm lượng sắt, canxi, vitamin A, C và các vitamin nhóm B. Đây đều là những yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng cũng như có giá trị trong một số vấn đề về sức khỏe.

Theo các nghiên cứu cho thấy, trong mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu.

Đối với người lao động ngoài trời trong thời tiết nắng nóng, ăn rau mồng tơi có tác dụng trừ thấp nhiệt, duy trì được sức khỏe, phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.

Đối với phụ nữ mang thai, rau mồng tơi không chỉ giúp cho quá trình sinh đẻ được diễn ra thuận lợi hơn, mà còn cung cấp các vi chất cần thiết để hạn chế những khuyết tật cho bé trong quá trình thai sản.

Mùa hè nóng nực, nếu ăn rau mùng tơi nhất định phải nhớ những điều này - 1

Rau mùng tơi có chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén rau mùng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu.(ảnh minh họa, nguồn internet)

Tuy nhiên, khi ăn rau mùng tơi cần lưu ý tránh những điều sau đây:

Không ăn khi bị tiêu chảy

Rau mùng tơi có chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén rau mùng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu.

Cũng chính vì đặc tính này của rau mùng tơi nên người đang bị đau bụng, tiêu chảy nên hạn chế sử dụng. Nếu cố tình sử dụng rau mùng tơi, tình trạng bệnh sẽ càng thêm nặng.

Ăn nhiều có thể gây sỏi thận

Rau mùng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mùng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.

Nên ăn cùng thực phẩm giàu vitamin C

Rau mùng tơi chứa hàm lượng cao axít oxalic, một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng trên. Để khắc phục vấn đề này, có thể ăn kèm các thực phẩm giàu vitamin C bằng cách kết hợp uống một ly nước cam hoặc cà chua. Vitamin C sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi và sắt.

Mùa hè nóng nực, nếu ăn rau mùng tơi nhất định phải nhớ những điều này - 2

Không chọn những ngọn rau mồng tơi lá óng và mướt màu lá thì xanh thiếu ánh sáng, ngọn vươn dài vì rất dễ là rau đã được tưới thuốc kích thích. (Ảnh minh họa, nguồn internet)

Lưu ý: Rau mùng tơi chế biến xong phải ăn hết, nếu thừa đổ đi chứ không để ăn lại vì rất dễ bị ngộ độc.

Cách chọn rau mồng tơi ngon và an toàn:

- Không chọn những ngọn rau mồng tơi lá óng và mướt màu lá thì xanh thiếu ánh sáng, ngọn vươn dài vì rất dễ là rau đã được tưới thuốc kích thích.

- Để có được ngọn rau mồng tơi ngon và sạch thì bạn nên chọn những mớ rau mồng tơi ngọn nhỏ, lá cứng, ăn sẽ giòn và ngon hơn và không lo hóa chất.

- Trước khi chế biến cần phải rửa sạch và ngâm qua nước muối hoặc nước gạo để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chỉ nên ăn rau mùng tơi 2 lần/tuần để đảm bảo sức khỏe.

Theo M.H (th)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm