Cái chết đột ngột của diễn viên gạo cội Tăng Thủ Minh khi ông đang biểu diễn trên sân khấu được xác định nguyên nhân là do bệnh mạch vành.
Năm 2017, làng giải trí Hồng Kông bất ngờ đón một mất mát lớn, diễn viên gạo cội Tăng Thủ Minh đột ngột qua đời khi đang biểu diễn trên sân khấu ở Quảng Châu, hưởng dương 58 tuổi.
Nam tài tử Tăng Thủ Minh đột ngột ra đi khi anh đang biểu diễn trên sân khấu
Tăng Thủ Minh là nam diễn viên quen mặt với khán giả Việt Nam qua các bộ phim với đề tài cảnh sát chống tội phạm như "Tạo Vương Giả", "Không Khoan Nhượng", "Lôi Đình Tảo Độc", "Đại thái giám", "Phi Hổ Đội 2",... Trong lúc đang biểu diễn trên sân khấu thì bất ngờ ông té xỉu. Nhân viên hậu trường lập tức sơ cứu và gọi xe cấp cứu nhưng ông đã có dấu hiệu tắt thở ngay sau đó. Các bác sĩ cho biết, Tăng Thủ Minh tử vong do bệnh tim mạch vành.
Trước đó, nam nghệ sĩ cho biết mình bị mắc bệnh tim nên cân nặng ngày càng giảm, phải điều trị. Tới năm 2015, ông phẫu thuật thành công và trở lại phim trường. Tuy nhiên, cái chết đột ngột ngay tại một buổi biểu diễn đã thực sự gây sốc và để lại bao nuối tiếc ở làng giải trí Hồng Kông.
Chuyên gia cảnh báo những người có nguy cơ mắc bệnh mạch vành
Yếu tố về tuổi tác (nam giới trên 50 tuổi và nữ giới trên 55 tuổi) hay về tiểu sử gia đình… là những nguyên nhân gây bệnh mạch vành.
Khi tuổi cao sức yếu thì bệnh mạch vành càng dễ xuất hiện. Thông thường đối tượng nam giới là những người có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn nữ giới, nhưng những người phụ nữ sau khi mãn kinh lại có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn nam giới.
Ngoài ra những người có bố mẹ hoặc ông bà mắc bệnh mạch vành cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Đặc biệt là khi có người thân mắc bệnh này dưới 55 tuổi đối với nam giới và dưới 65 tuổi đối với nữ giới.
Bệnh mạch vành cũng dễ gặp phải ở những người mắc các bệnh như cao huyết áp, đái tháo đường, béo phì và rối loạn mỡ máu...
8 lưu ý để đẩy lùi bệnh
- Không hút thuốc lá, thuốc lào
- Ổn định cân nặng ở mức tương đối, phù hợp
- Chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý
- Tập luyện thể dục, vận động thường xuyên
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, áp lực
- Hạn chế rượu bia, chất kích thích, chất béo
- Khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/ năm để đảm bảo sức khỏe, tầm soát bệnh nói chung
- Đối với người trẻ có nguy cơ tăng huyết áp, nhiều cholesterol, đái tháo đường, gia đình có người bị nhồi máu cơ tim cần khám sức khỏe thường xuyên hơn.