Chuối là một trong những loại trái cây quen thuộc nhất, vậy bạn đã biết khi nào nên ăn chuối để tốt nhất cho sức khỏe chưa?
Chuối không chỉ ngon miệng, dễ ăn mà còn cực kỳ tốt cho sức khỏe. Loại trái cây này chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa, hệ tim mạch và có khả năng giúp giảm cân.
Lợi ích của chuối
1. Chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng
Chuối là một trong những loại trái cây phổ biến nhất trên thế giới. Chuối có nguồn gốc từ Đông Nam Á và hiện được trồng khắp nơi trên thế giới.
Chuối chứa hàm lượng chất xơ hợp lý và một lượng chất chống oxy hóa cao. Trong một quả chuối trung bình (180 gram) thường có chứa:
- Kali: 9% RDI (giá trị dinh dưỡng hàng ngày)
- Vitamin B6: 33% RDI
- Vitamin C: 11% RDI
- Magiê: 8% RDI
- Đồng: 10% RDI
- Mangan: 14% RDI
- Carb thuần: 24 gram
- Chất xơ: 3,1 gam
- Chất đạm: 1,3 gam
- Chất béo: 0,4 gam
Một quả chuối thông thường chỉ chứa khoảng 105 calo. Chuối chứa rất ít protein và hầu như không có chất béo. Carbs trong chuối xanh, chưa chín chủ yếu bao gồm tinh bột và tinh bột kháng, nhưng khi chuối chín, tinh bột chuyển thành đường (glucose, fructose và sucrose).
2. Giúp giảm lượng đường trong máu
Chuối rất giàu pectin, một loại chất xơ làm cho thịt có dạng cấu trúc xốp. Chuối chưa chín chứa tinh bột kháng, hoạt động giống như chất xơ hòa tan và thoát khỏi quá trình tiêu hóa. Cả pectin và tinh bột kháng đều có khả năng làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn và giảm cảm giác thèm ăn bằng cách làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày của bạn.
Chuối xếp hạng từ thấp đến trung bình trên chỉ số đường huyết (GI), là thước đo từ 0-100 về mức độ thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng.
Giá trị GI của chuối chưa chín là khoảng 30 và chuối đã chín là khoảng 60. Giá trị trung bình của tất cả các loại chuối là 51. Điều này có nghĩa là việc ăn chuối không làm tăng đột biến lượng đường trong máu ở những người khỏe mạnh.
Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 lại được khuyến cáo không nên ăn nhiều chuối chín và cần theo dõi lượng đường trong máu khi tiêu thụ loại quả này.
3. Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Chất xơ có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện tiêu hóa. Một quả chuối chín trung bình có chứa 3 gam chất xơ.
Hai loại chất xơ chính có trong quả chuối là: Pectin (giảm dần khi chuối chín) và tinh bột kháng (có trong chuối xanh). Tinh bột kháng tiêu thoát ra khỏi quá trình tiêu hóa và kết thúc trong ruột già, sau đó trở thành thức ăn cho vi khuẩn có lợi cho đường ruột, nhờ đó hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn cho thấy pectin có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư ruột kết.
4. Hỗ trợ giảm cân
Chuối có hàm lượng calo khá thấp. Một quả chuối trung bình chỉ chứa hơn 100 calo nhưng lại khá no. Nhờ đó, chuối có khả năng hỗ trợ giảm cân, giảm trọng lượng của cơ thể.
5. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Kali là một khoáng chất cần thiết cho sức khỏe tim mạch, đặc biệt là việc kiểm soát huyết áp. Chuối chính là một nguồn cung cấp kali tuyệt vời. Một quả chuối trung bình đã đáp ứng 9% nhu cầu kali một ngày của cơ thể.
Chế độ ăn giàu kali có thể giúp giảm huyết áp, nhờ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, chuối còn chứa nhiều magiê, cũng rất tốt cho hệ tim mạch.
6. Chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ
Trái cây và rau quả là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời cho chế độ ăn uống và chuối cũng không ngoại lệ. Trong chuối có chứa nhiều chất chống oxy hóa, tiêu biểu là dopamine và catechin. Những chất chống oxy hóa này có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe, như giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các bệnh thoái hóa.
7. Cải thiện độ nhạy insulin
Kháng insulin là một yếu tố nguy cơ chính gây nên bệnh tiểu đường loại 2. Một số nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung 15-30 gam tinh bột kháng mỗi ngày có thể cải thiện độ nhạy insulin lên 33-50% trong vòng 4 tuần.
Chuối chưa chín là nguồn cung cấp tinh bột kháng tuyệt vời, do đó nó có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin.
8. Tốt cho thận
Kali là chất cần thiết để kiểm soát huyết áp và chức năng thận khỏe mạnh. Chuối có chứa nhiều kali, vì vậy cũng có lợi trong việc hỗ trợ sức khỏe của thận.
Một nghiên cứu kéo dài 13 năm ở những người phụ nữ ăn chuối 203 lần mỗi tuần cho thấy họ có nguy cơ mắc bệnh thận thấp hơn 33%. Một vài nghiên cứu khác chỉ ra việc ăn chuối 4-6 lần mỗi tuần giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thận 50% so với những người không ăn.
Nên ăn chuối khi nào?
Thời điểm tốt nhất để ăn chuối phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng và sở thích của bạn. Thông thường, nên ăn chuối sau bữa cơm khoảng 1-2 tiếng để phát huy tốt nhất những lợi ích của nó.
Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng thời điểm tốt nhất trong ngày để ăn chuối là vào buổi tối. Loại quả này chứa tryptophan, loại axit amin kích thích sản xuất hormone melatonin giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Chuối cũng có lợi cho những người bị chứng mất ngủ thường xuyên. Chuối chứa thành phần carb đơn, rất dễ tiêu hóa nên sẽ không gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
Nếu bạn thường bị chuột rút mỗi đêm, hãy ăn một quả chuối trước giờ đi ngủ để khắc phục tình trạng này. Hàm lượng kali và magiê cao trong chuối có thể thúc đẩy và làm cân bằng điện phân trong cơ thể, ngăn ngừa chuột rút hiệu quả.
Bạn cũng có thể ăn chuối sau khi tập luyện. Chuối chứa nhiều khoáng chất và carb dễ tiêu hóa, giúp bù nước, cân bằng điện giải, giảm nguy cơ mắc chuột rút cơ bắp và tăng sức bền, vì vậy rất phù hợp cho những người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
Nguồn tham khảo: 11 Evidence-Based Health Benefits of Bananas - Đăng tải trên trang tin y tế Health Line - Xuất bản ngày 18/10/2018. When you Eat Bananas and Is it Suitable for Everyone? - Đăng tải trên trang tin y tế Health Xchange. |