Sau một thời gian dài mất ngủ, mệt mỏi, không muốn "gần gũi" vợ, anh Chen đã quyết định đi khám và kết luận của bác sĩ đã gây bất ngờ.
Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe nhưng đôi khi nó lại mạng hiệu quả ngược lại so với mong đợi. Lin Xinkai, giám đốc Trung tâm Y học Thể thao Liên Tân ở Đài Loan mới đây đã chia sẻ về hai trường hợp như vậy.
Anh Chen, 30 tuổi vì muốn nâng cao sức khỏe nên thường đi bơi 3 ngày một tuần. Gần đây vì muốn tăng cường việc luyện tập nên anh đã tăng thời gian bơi từ 1 tiếng lên 2 tiếng và bơi chặng dài hơn từ 3000 mét lên 4000 mét.
Sau thời gian dài đi tập bơi, anh Chen không còn muốn làm "chuyện ấy" với vợ.
Sau một thời gian, tinh thần của anh Chen ngày càng xuống dốc, ăn uống cũng kém hơn trước, lúc nào cũng thấy mệt mỏi. Buổi tối anh cũng không còn hứng thú “chuyện ấy” với vợ khiến cô vợ trẻ bày tỏ sự nghi ngờ chồng ngoại tình vì từ sau khi đi bơi, anh thường mệt mỏi, không ngó ngàng tới vợ.
Một trường hợp khác là cô Li, 50 tuổi, làm giám đốc điều hành của một công ty truyền thông. Dù bận làm việc mỗi ngày, cô vẫn đến lớp thể dục nhịp điệu đều đặn 6 ngày/tuần. Tuy nhiên sau một thời gian cô chỉ thấy mệt mỏi.
Nhiều người nghĩ rằng tập thể dục thể thao sẽ giúp nâng cao sức khỏe nên dẫn tới việc tập luyện quá mức để mong muốn đạt hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên điều này lại tự làm tổn hại chính cơ thể mình. Tập thể dục quá mức có thể gây mệt mỏi, gây tổn thương cho các mô hoặc cơ quan trong cơ thể.
Bác sĩ Lin Xinkai, giám đốc Trung tâm y học thể thao Liên Tân.
Lin Xinkai, giám đốc Trung tâm y học thể thao Liên Tân, giải thích 2 trường hợp ở trên là một dạng chấn thương thể thao tích lũy cấp tính hoặc mãn tính do cơ thể không thể chịu được cường độ và tần suất tập luyện.
Yang Zongxian, bác sĩ của Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện tưởng niệm Trường Canh Lâm Khẩu chỉ ra rằng tập thể dục vừa phải sẽ giúp lưu thông máu. Nhưng tập thể dục quá mức sẽ làm tổn thương khí của cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ và làm tăng nguy cơ chấn thương cơ hoặc dây chằng.
Có 2 trường hợp tập thể dục quá mức:
Thứ nhất, không tập thể dục thường xuyên nhưng đột ngột tăng cường việc luyện tập trong thời gian ngắn gây ra các chấn thương cơ thể cấp tính. Thứ hai, tập thể dục thường xuyên vào các ngày trong tuần, nhưng vượt quá tải trọng cơ thể, gây ra các chấn thương mãn tính.
Nếu bạn rơi vào trường hợp đầu tiên, nên lên kế hoạch tập luyện tăng dần cường độ theo thể lực, không nên quá dồn ép trong một lần. Ví dụ trong trường hợp của cô Li có thể tập cường độ cao vào thứ 7, nghỉ ngơi vào chủ nhật và bắt đầu lại nhẹ nhàng vào thứ hai rồi tăng dần tới thứ 6.
Với trường hơp thứ hai, Jian Kunzhong, phó giáo sư tại Khoa Thể thao Đại học Đài Loan, cho rằng tỷ lệ khối lượng tập thể dục tăng dần 10% theo thời gian. Giống như ông Chen, ông đã dành quá nhiều thời gian và thêm số lượng bài tập quá nhiều so với thể lực hiện tại. Điều này đã gây ra chấn thương mãn tính.
“Tốt nhất trước khi tập thể dục thể thao nên khởi động trước và nghỉ ngơi sau khi luyện tập đó là cách phòng ngừa tốt nhất cho việc tập thể dục quá sức”, bác sĩ Lin Xinkai nói. “Khởi động trước có thể làm giảm các cử động không phối hợp và phản ứng chậm, và ngăn ngừa chấn thương có thể do tập thể dục quá mức.
Những dấu hiệu bạn tập luyện quá mức
Nếu có 2 triệu chứng bạn nên chú ý lại cách tập luyện còn nếu có 3 dấu hiệu trở nên thì lên tìm tới chuyên gia để nhận tư vấn tốt nhất.
- Tức ngực
- Chóng mặt
- Toát mồ hôi lạnh
- Giảm ham muốn tình dục
- Giảm cảm giác ngon miệng
- Rối loạn kinh nguyệt
- Đau khớp và cơ bắp
- Cảm xúc dễ chán nản, mệt mỏi
- Chất lượng giấc ngủ kém hơn, hoặc mất ngủ
- Hệ thống miễn dịch ngày càng tồi tệ, dễ bị cảm lạnh, đau họng