Nghĩ con trai 10 tuổi bị viêm phổi do COVID-19, nhưng không ngờ “thủ phạm” liên quan đến người bố

Ngày 30/05/2020 07:05 AM (GMT+7)

Lo lắng con trai 10 tuổi bị viêm phổi do COVID-19, nhưng sau khi được các bác sĩ kiểm tra phát hiện là “cơn hen suyễn”, khẳng định nguyên nhân có liên quan chủ yếu đến người bố.

Một cậu bé 10 tuổi có tiền sử dị ứng và hen suyễn. Gần đây, cậu bé nhập viện vì lên cơn hen nặng. Kiểm tra X-quang phổi cho thấy thâm nhiễm nhẹ, nghi ngờ viêm phổi nên gia đình đã rất lo lắng sợ con trai bị nhiễm COVID-19. May mắn khi kiểm tra bác sĩ khẳng định là “cơn hen suyễn”.

Bác sĩ Dư Mạnh Cung, Khoa dị ứng tại Bệnh viện Từ Tế Đài Trung, người đã điều trị cho trường hợp này cho biết cậu bé đã ngừng sử dụng thuốc hen suyễn trong 1 năm, ba mẹ đều không hiểu tại sao bệnh lại tái phát. Sau khi hỏi thăm gia đình chi tiết mới phát hiện, người cha vì bị ảnh hưởng của dịch bệnh nên phải nghỉ làm, tần suất hút thuốc ở nhà tăng lên, mặc dù có ra ngoài hút thuốc, nhưng khói thuốc vẫn bay vào trong nhà. Khói thuốc phụ có mặt khắp nơi, đây có thể là nguyên nhân lớn nhất gây ra các cơn hen suyễn của cậu con trai.

Nghĩ con trai 10 tuổi bị viêm phổi do COVID-19, nhưng không ngờ “thủ phạm” liên quan đến người bố - 1

Hình ảnh phổi của cậu bé 10 tuổi có thâm nhiễm

Nhiều người cho rằng, hút thuốc ở ngoài cửa, ban công hoặc ngoài trời sẽ không ảnh hưởng đến người khác, nhưng điều này thực sự là sai lầm. Bác sĩ Dư Mạnh Cung cho biết, ngoài các hóa chất trong khói thuốc lá dính vào quần áo của người hút, các sản phẩm trong gia đình như rèm cửa, đệm, ghế,… cũng có thể hấp thụ các chất hóa học độc hại, ngay cả khi bạn không hút thuốc trước mặt trẻ. Trên thực tế, những đứa trẻ hít phải khói thuốc phụ cũng có thể dẫn đến viêm đường thở cấp tính và mãn tính, đều dẫn đến ho, thở khò khè, khó thở, tức ngực và các triệu chứng hen suyễn khác.

Bác sĩ Dư Mạnh Cung cũng chỉ ra rằng, nếu tình trạng viêm mạn tính của đường thở kéo dài, sẽ dẫn đến tổn thương phế nang, khí quản nhạy cảm, tăng chất nhầy phế quản và làm dày các cơ trên bên cạnh phế quản, gây tắc nghẽn đường thở. Để ngăn ngừa hen suyễn ở trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển khí quản và chức năng tim phổi, nên điều trị càng sớm thì cơ hội kiểm soát càng cao.

Nghĩ con trai 10 tuổi bị viêm phổi do COVID-19, nhưng không ngờ “thủ phạm” liên quan đến người bố - 2

Bác sĩ Dư Mạnh Cung cho biết khói thuốc lá do người cha hút đã gây ra tình trạng bệnh hen suyễn của cậu bé

Ngoài ra, do những thay đổi khí hậu gần đây, bác sĩ Dư Mạnh Cung cũng nhắc nhở trẻ em bị dị ứng nên đặc biệt chú ý đến sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, tránh tiếp xúc với ô nhiễm và khí bụi,… Người lớn nên bỏ hút thuốc lá, để tránh gây hại sức khỏe cho trẻ.

Dưới đây là một số tác hại của khói thuốc đối với trẻ

1. Hội chứng đột tử khi ngủ (SIDS): Tiếp xúc nhiều với khói thuốc, trẻ sẽ tăng nguy cơ mắc phải hội chứng đột tử khi ngủ gấp hai lần.

 2. Viêm phế quản: Khói thuốc lá khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh về phổi như viêm phế quản, viêm phổi… Nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể khiến trẻ bị các bệnh về phổi trong 2 năm đầu đời. Do đó, tốt nhất bạn để trẻ hạn chế tiếp xúc với khói thuốc.

 3. Hen suyễn: Trẻ nhỏ rất dễ bị hen suyễn nếu chúng tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá trong những năm đầu đời. Những trẻ mắc bệnh này cần phải uống thuốc trong quãng thời gian dài để điều trị. Khi trẻ lớn lên, căn bệnh này sẽ theo trẻ đến hết cuộc đời và trẻ luôn cần phải được chăm sóc y tế thường xuyên.

4. Hơi thở ngắn: Những trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá khi còn nhỏ sẽ không thể thở sâu được bởi phổi của trẻ đã bị tổn thương. Khi trưởng thành, trẻ sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi và gặp khó khăn trong việc hít thở sâu.

5. Nhiễm trùng tai: Nếu bạn thường xuyên hút thuốc, trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng tai. Tình trạng này có thể phát triển thành bệnh viêm màng não cầu khuẩn, gây tàn tật về thần kinh, mất thính giác và thậm chí tử vong nếu bị nặng.

 6. Ung thư là một trong những tác hại của khói thuốc lá: Một trong những điều nguy hiểm nhất của khói thuốc là có thể khiến trẻ bị ung thư ngay từ khi còn rất nhỏ. Nếu tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá trong những năm đầu đời, trẻ có thể bị ung thư bạch huyết, ung thư máu và ung thư não. Khi trẻ lớn lên, trẻ rất dễ bị ung thư phổi, ung thư vú hoặc các bộ phận khác của cơ thể.

Nghĩ con trai 10 tuổi bị viêm phổi do COVID-19, nhưng không ngờ “thủ phạm” liên quan đến người bố - 3

Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư

 7. Dễ bị cảm lạnh: Tiếp xúc nhiều với khói thuốc sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh mỗi khi thời tiết thay đổi. Vì vậy, hãy chăm sóc trẻ cẩn thận và đừng cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

 8. Ho: Những trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá thường hay bị ho. Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể ho rất nhiều và có máu xuất hiện trong chất nhầy khi ho.

 9. Viêm họng: Viêm họng là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ khi trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Trẻ không hút thuốc nhưng khói thuốc mà bạn hút lại ảnh hưởng đến trẻ. Khói thuốc có thể khiến cổ họng trẻ bị nhiễm trùng. 

Hình ảnh lá phổi đen kịt của bệnh nhân hút thuốc 30 năm hút 25 triệu lượt xem
Cư dân mạng đã vô cùng sốc khi xem đoạn clip ghi lại hình ảnh các bác sĩ lấy lá phổi từ một bệnh nhân có thói quen hút thuốc 30 năm.
Hà Vũ (dịch theo ettoday)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan