Một người đàn ông dù còn trẻ nhưng chỉ trong 4 năm đã hai lần bị nhồi máu não, suýt mất mạng. Nguyên nhân đến từ một sở thích của anh.
Anh Tang, một người gốc Vũ Hán 30 tuổi, đang làm công việc bán hàng. Anh rất thích uống nhiều loại nước ngọt mỗi ngày và hầu như không uống nước đun sôi.
Ở tuổi 26, anh phát hiện ra mắc "bệnh ba cao" (đường huyết cao, mỡ máu cao, huyết áo cao), bác sĩ đề nghị anh nên kiểm soát việc uống thuốc và thay đổi thói quen, nhưng anh Tang nghĩ rằng anh còn trẻ và sẽ không gặp nhiều vấn đề nên bỏ qua lời khuyên của bác sĩ.
Người đàn ông 30 tuổi trong 4 năm hai lần nhập viện vì nhồi máu não. (Ảnh minh họa)
Không lâu sau, anh đi ra ngoài và đột nhiên ngất xỉu. Sau khi đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ phát hiện anh có một vùng nhồi máu não lớn, vì được giải cứu kịp thời nên mau chóng hồi phục. Sau khi rời bệnh viện, anh Tang nhanh chóng quên đi lời khuyên của bác sĩ. Mỗi ngày, anh vẫn uống nước ngọt thay nước lọc. Vào mùa hè, anh vẫn có một chai nước ngọt lạnh mỗi ngày.
Tuần trước, anh Tang đột nhiên cảm thấy tay trái của mình bất lực và không thể nuốt khi uống nước. Gia đình đã nhanh chóng đưa anh đến bệnh viện. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện ra rằng anh Tang bị nhồi máu não đột ngột và các mạch máu trong não bị tắc nghẽn, gây ra yếu cơ ở bên trái và rối loạn chức năng nuốt. May mắn thay, lần này kích thước nhồi máu nhỏ và không ảnh hưởng đến cuộc sống.
Sau khi được điều trị kịp thời, anh Tang thoát khỏi nguy hiểm, nhưng đã để lại những di chứng của bệnh gồm yếu chân tay và chứng khó nuốt. Nhồi máu não có xu hướng trẻ hóa, nhưng một bệnh nhân trẻ như anh Tang lại hai lần nhồi máu não trong bốn năm thực sự tương đối hiếm.
Theo các bác sĩ, điều này chủ yếu là do anh Tang thích tiêu thụ nhiều đồ uống có đường và thích ăn thực phẩm nhiều dầu và muối, dẫn đến huyết áp cao và bệnh tiểu đường khi còn trẻ. Huyết áp cao dễ liên quan đến nhồi máu não, dễ gây xơ vữa động mạch, dẫn đến tổn thương nội mô mạch máu và huyết khối, trở thành cơ sở bệnh lý của nhồi máu não. Bác sĩ cũng cảnh báo uống nước ngọt quá nhiều cũng độc hại chẳng kém gì uống rượu.
Nguyên nhân có thể là do anh uống quá nhiều nước ngọt. (Ảnh minh họa)
Uống nhiều nước ngọt dễ đột quỵ
Nước ngọt có ga chứa rất nhiều đường. Khi cơ thể con người ăn phải chất polysacarit, nó sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng nhanh. Sau một thời gian dài, dễ bị tiểu đường.
Các chuyên gia của Đại học Harvard phát hiện ra rằng nếu bạn uống 1-2 cốc đồ uống có đường mỗi ngày, nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên 26%, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim lên 35% và tăng nguy cơ đột quỵ lên 16%.
Ngoài ra uống nước ngọt quá nhiều còn gây ra những thiệt hại sau:
Dễ bị sâu răng
Bởi vì đồ uống có tính axit hoặc ngọt tiếp xúc trực tiếp với men răng sẽ phá hủy nó. Hơn nữa, đồ uống ngọt làm mất canxi trong cơ thể, khiến răng dễ bị tổn thương hơn.
Dẫn đến béo phì
Mỗi gram đường sẽ mang lại 4kcal calo và 1200ml đồ uống có đường tương đương với lượng calo của một bữa ăn cho một phụ nữ trưởng thành. Trẻ em thường xuyên uống đồ uống có đường có nguy cơ béo phì tăng gấp 1,7 lần so với những trẻ không uống.
Ngoài ra, ăn quá nhiều đường, dễ làm tăng nguy cơ sỏi thận, dễ bị gan nhiễm mỡ, hội chứng chuyển hóa, dẫn đến loãng xương và các vấn đề khác.
Cách đề phòng nhồi máu não
1. Tập gập duỗi cổ chân
Động tác gập duỗi cổ chân có thể tăng cường lưu thông máu của chi dưới và ngăn ngừa huyết khối. Phương pháp cụ thể là: Bạn ngồi trên sàn với hai chân duỗi thẳng phía trước. Kéo bàn chân về phía bạn rồi từ từ trở về tư thế ban đầu. Lặp lại 10 lần.
2. Chế độ ăn uống nhẹ
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, nên loại bỏ chế độ ăn nhiều dầu, nhiều muối, nhiều đường. Một lượng đường lớn sẽ làm tăng lượng đường trong máu và bài tiết insulin quá mức, khiến máu dày hơn. Do đó, hãy chú ý đến sự cân bằng của chế độ ăn, ăn nhiều trái cây và rau quả.
3. Bỏ thuốc lá và rượu
Hút thuốc và lạm dụng rượu có thể làm hỏng các mạch máu, làm cho độ nhớt của máu cao hơn 8 lần so với bình thường. Tránh xa thuốc lá và rượu là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe mạch máu, bao gồm cả khói thuốc lá.
4. Tập thể dục
Tập thể dục nhịp điệu nhiều hơn như bước trên mặt đất, chạy bộ,.. có thể tăng cường chức năng tim, thúc đẩy lưu thông máu và giảm độ nhớt của máu.
5. Thư giãn tinh thần
Căng thẳng tinh thần đột ngột có thể gây ra rối loạn chức năng nội mô mạch máu, làm suy giảm khả năng mở rộng của các mạch máu và cuối cùng khiến các mạch máu điều chỉnh các chức năng của chúng với nhu cầu máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Thư giãn có thể làm giảm căng thẳng, ổn định huyết áp, bảo vệ nội mạc mạch máu và làm cho lưu thông máu trơn tru hơn.