Người đàn ông ăn món rau này 3 bữa mỗi ngày sau phải chạy thận, BS nhắc người khỏe ăn tốt, riêng một kiểu người nên cẩn thận

MINH MINH - Ngày 03/02/2023 19:02 PM (GMT+7)

Ăn rau xanh rất tốt cho sức khỏe nhưng với một số người, ăn rau cũng cần cẩn thận nếu không có thể hỏng thận.

Bất cứ khi nào được hỏi "ăn gì tốt cho sức khỏe", trong câu trả lời của hầu hết các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng chắc chắn sẽ luôn có rau. Ăn nhiều rau có thể giúp cơ thể bổ sung vitamin và khoáng chất, đồng thời có thể chống ung thư và ngăn ngừa các bệnh tim mạch, nhưng có một số trường hợp phải nhập viện cấp cứu vì ăn quá nhiều rau.

Người đàn ông ngày ăn 3 bữa rau này, cuối cùng phải chạy thận nhân tạo 

Đối với hầu hết mọi người, ăn rau có lợi cho sức khỏe nhưng với một số người, việc ăn rau cũng cần cẩn thận và cân nhắc kỹ lượng nếu không sẽ rước họa. Bác sĩ chuyên khoa thận người Đài Loan Hong Yongxiang đã chia sẻ trên chương trình y tế "Sống khỏe" rằng gần đây ông đã gặp một bệnh nhân 60 tuổi mắc bệnh tiểu đường và suy thận mãn tính giai đoạn 4. 

Người đàn ông ăn rau cải bẹ xanh 3 bữa đều đặn hàng ngày cuối cùng phải chạy thận nhân tạo. (Ảnh minh họa)

Người đàn ông ăn rau cải bẹ xanh 3 bữa đều đặn hàng ngày cuối cùng phải chạy thận nhân tạo. (Ảnh minh họa)

Chức năng thận của người đàn ông vốn đã không ổn định và thậm chí còn giảm sút nhiều hơn do mắc COVID-19. Bệnh nhân này tính lại hay lo lắng, mỗi khi nhận kết quả khám không tốt lại lo đến mất ăn mất ngủ. Bác sĩ Hong Yongxiang sợ bệnh nhân căng thẳng quá nên liên tục động viên và kê đơn thuốc cho ông.

Không ngờ nửa tháng sau, bệnh nhân này được đưa đi cấp cứu. Hóa ra để cải thiện chức năng thận, ông đã đi khắp nơi cầu cứu và tìm đến một người tự nhận là chuyên gia dinh dưỡng hữu cơ. Người này khuyên nam bệnh nhân nên ăn nhiều rau có màu xanh đậm. Vì vậy, người đàn ông bắt đầu ăn cải bẹ xanh 3 bữa mỗi ngày.

Trong vòng chưa đầy một tháng, ông đã trải qua các triệu chứng chóng mặt và đổ mồ hôi do lượng ion kali trong cơ thể tăng vọt. Vào ngày được đưa đến bệnh viện, nhịp tim của ông thậm chí chỉ còn 40, bắt buộc phải chạy thận. 

Theo bác sĩ Hong Yongxiang, rau cải bẹ xanh và hầu hết các loại rau xanh đậm đều có hàm lượng kali cao nên bệnh nhân suy thận mạn phải ăn vừa phải. Khi ăn có thể luộc rau trước, không ăn phần canh mà chỉ ăn phần rau. 

Bác sĩ Hong Yongxiang khuyến cáo người mắc bệnh thận nên ăn ít rau xanh đậm. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Hong Yongxiang khuyến cáo người mắc bệnh thận nên ăn ít rau xanh đậm. (Ảnh minh họa)

Những loại rau và trái cây có hàm lượng kali siêu cao, người bệnh thận không nên ăn quá nhiều

Ngoài cải bẹ xanh, nhiều loại rau và trái cây có hàm lượng kali cao. Bệnh viện Keelung Chang Gung Memorial, Đài Loan đã liệt kê một số loại trái cây và rau có hàm lượng kali cao (các số liệu sau đây đều là trên 100 gam):

Các loại rau có hàm lượng kali cao:

- Rau dền gai: 530 mg

- Nấm rơm: 500 mg

- Rau mùi: 480 mg

- Rau bina: 460 mg

- Rau muống: 440 mg

- Nấm kim châm: 430 mg

- Đậu Hà Lan: 400 mg

- Rau cải cúc: 390 mg.

Người đàn ông ăn món rau này 3 bữa mỗi ngày sau phải chạy thận, BS nhắc người khỏe ăn tốt, riêng một kiểu người nên cẩn thận - 3

Trái cây có hàm lượng kali cao:

- Nho khô: 710 mg 

- Quả chà là: 600 mg

- Táo tàu: 597 mg

- Quả hồng: 557 mg

- Sầu riêng: 420 mg

- Dưa chuột: 390 mg

- Chuối: 320 mg

- Quả đào: 300 mg

- Chuối: 290 mg

- Kiwi: 290 mg.

Ăn rau xanh đậm có hại thận? Người bệnh thận cần lưu ý những điểm này

Các bác sĩ, chuyên gia đều cho biết ăn rau xanh đậm sẽ không gây rối loạn chức năng thận, nhưng nếu bạn mắc bệnh thận, chức năng thận không tốt, ăn quá nhiều rau có hàm lượng kali cao sẽ gây hại cho thận. Đối với bệnh nhân mắc bệnh thận, cần lưu ý một số điểm sau khi ăn rau.

1. Tránh ăn quá nhiều rau có màu xanh đậm:

Bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính không nên tiêu thụ quá nhiều protein và các loại khoáng chất. Tuy nhiên, nhiều loại rau có màu xanh đậm lại giàu canxi, magie và kali, một khi ăn quá nhiều, thận sẽ không thể chuyển hóa và bài tiết các chất dinh dưỡng này, từ đó gây gánh nặng cho thận, thậm chí gây biến chứng tăng kali máu.

2. Tránh các loại rau có hàm lượng oxalat cao

Đối với bệnh nhân mắc bệnh thận, oxalat cũng là một thành phần cần tránh dùng quá nhiều, nếu không có thể gây sỏi thận. Tuy nhiên, nhiều loại rau xanh đậm như cải bó xôi, cải xoăn, tỏi tây lại chứa nhiều oxalat, nên hạn chế ăn.

Nếu bạn muốn ăn các loại rau xanh đậm, trước tiên hãy chần rau bằng nước trong 5 phút, chắt bỏ nước rau rồi xào với dầu để có thể loại bỏ một nửa ion kali. 

Khi ăn rau nên chọn thực phẩm có hàm lượng kali thấp, chẳng hạn như nấm, mướp, mầm đậu tương, bắp cải và cải thảo...

Ngoài lưu ý khi ăn rau, những người mắc bệnh thận cũng cần uống đủ nước. Nguyên nhân chính gây ra sỏi thận là do uống không đủ nước, vì vậy những bệnh nhân có chức năng thận kém hoặc bị sỏi thận nên chú ý nhiều hơn đến lượng nước nạp vào để tránh tạo sỏi do quá ít nước.

Nhập viện vì thói quen ăn uống mùa hè
Cả trẻ nhỏ và người lớn đều rất thích đồ lạnh trong những ngày nắng nóng, nhưng đây lại là thói quen ảnh hưởng từ cổ họng, đến đường tiêu hóa, tim...

An toàn thực phẩm

MINH MINH (Dịch từ EDH)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác