Người phụ nữ nôn ra gần trăm vật thể lạ hình sợi dài như nấm kim châm trong khi đi du lịch. Đến khi tới viện, cô mới thật sự biết thứ mình nôn ra là gì.
Gần đây, Bệnh viện nhân dân thành phố Phụ Dương, tỉnh Hồ Bắc, đã tiếp nhận một phụ nữ trẻ tên Trương Mỗ. Theo Trương Mỗ, một tuần trước trong lúc cô đang đi du lịch ở Tây Tạng, phản ứng khi đứng trên độ cao khiến cô bị chóng mặt và nôn ói, miệng cô nôn ra gần trăm vật thể lạ có hình dạng giống như nấm kim châm.
Triệu Mỗ nôn ra gần trăm vật lạ giống như nấm kim châm.
Bác sĩ Triệu Tịnh tại Bệnh viện nhân dân thành phố Phụ Dương đã tiến hành thực hiện nội soi dạ dày cho Trương Mỗ. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện tình trạng của cô Trương Mỗ là do bị nhiễm kí sinh trùng giun đũa. Vật thể lạ mà trước đây Trương Mỗ nôn ra chính là giun đũa.
Bác sĩ Triệu nói rằng, nội soi dạ dày nhìn thấy giun đũa không nhiều, bởi vì những con giun đũa thường sống ở đường ruột, chúng không thích môi trường axit trong dạ dày, vậy tại sao nó lại chạy đến dạ dày của Trương Mỗ, và bị cô nôn ra ngoài?
Bác sĩ nội sôi dạ dày của Trương Mỗ phát hiện loại ký sinh trùng chính là giun đũa.
Bác sĩ phân tích, điều này có thể là vì khi Trương Mỗ có phản ứng độ cao mạnh mẽ, khiến giun đũa trong cơ thể cũng cảm thấy không thoải mái, chúng hoạt động trong đường ruột và bơi đến dạ dày, đúng lúc Trương Mỗ có phản ứng ói mửa nên mới bị nôn ra ngoài.
Tại sao Trương Mỗ lại bị nhiễm ký sinh trùng?
Hóa ra, Trương Mỗ thường xuyên tăng ca, thức đêm. Sau mỗi đêm khi kết thúc công việc, cô lại cảm thấy đói bụng và thường ăn đêm, hầu như mỗi ngày cô đều ăn món thịt nướng, cơm chiên, mì lạnh,... ngoài vỉa hè. Bác sĩ Triệu phân tích, rất có khả năng là vì thời gian dài cô Trương ăn những thực phẩm không hợp vệ sinh dẫn đến bị nhiễm ký sinh trùng nghiêm trọng.
Món nướng là một trong những món mà Trương Mỗ ăn nhiều nhất
Bác sĩ Triệu nói tiếp, có rất nhiều người bị ký sinh trùng trong cơ thể nhưng họ không nhận ra điều này, đây thực sự là một việc rất nguy hiểm. Ký sinh trùng là vi khuẩn hoặc các sinh vật khác, bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm ký sinh trùng, không phải chỉ có trẻ em. Trong đó các bệnh nhiễm ký sinh trùng thường thấy nhất là ký sinh trùng đường ruột, chủ yếu là giun đũa, giun móc, giun kim,...
Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị nhiễm ký sinh trùng
Xuất hiện các vấn đề tiêu hóa
Khi ký sinh trú ngụ trong đường ruột, nó sẽ phá hủy niêm mạc đường ruột, dẫn đến tiêu chảy mãn tính xảy ra. Hơn nữa, các ký sinh trùng có thể gây ra khí độc, đầy bụng, buồn nôn, táo bón và nhiều vấn đề khác.
Đau bụng
Ảnh minh họa.
Ký sinh trùng sống ở đường tiêu hóa, chúng kích thích gây viêm ruột và tạo cơn đau, ngoài ra ký sinh trùng sẽ ngăn chặn sự bài tiết của phân, gây đau bụng. Thông thường đau bụng kiểu này liên quan đến chứng nhiễm giun tròn, giun móc.
Ngứa hậu môn
Ngứa hậu môn thường xuất hiện vào buổi tối, đây là dấu hiệu bị mắc giun kim. Giun kim sẽ đi xung quanh hậu môn để đẻ trứng, gây kích thích vùng hậu môn. Nếu vô tình "gãi" khi giun đang sinh nở, vô tình dẫn đến nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn.
Khi bị ký sinh trùng bám vào đường ruột, chúng sẽ ăn cạn kiệt các chất dinh dưỡng quan trọng, bạn ăn gì, ký sinh trùng sẽ ăn hết khiến cho bạn bị thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự hấp thu chất nuôi cơ thể, gây mệt mỏi, buồn ngủ, yếu ớt xanh xao.
Xuất hiện các vấn đề về da
Ảnh minh họa
Nhiễm ký sinh trùng sẽ gây ra các vấn đề về da như viêm da, phát ban, nổi mề đay, chàm và các loại dị ứng bất thường, xảy ra thường xuyên, dai dẳng không rõ lý do.
Điều này là do ký sinh trùng tạo ra các độc tố và chất thải, làm tăng nồng độ ái toan bạch cầu trong máu dẫn đến loét, chấn thương, sưng và nổi mẩn bất thường.
Đau cơ và khớp
Một số ký sinh trùng xâm nhập vào các cơ bắp, các khớp xương và mô mềm, là nguyên nhân gây ra đau cơ bắp và mô mềm.
Lời nhắc nhở của bác sĩ
Ảnh minh họa
Bác sĩ Triệu nhắc nhở rằng việc phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng ký sinh cần phải được thực hiện ngay lập tức. Không được uống nước thô, các loại thực phẩm như trái cây và rau củ phải được rửa nhiều lần, các dụng cụ nhà bếp phải để riêng biệt.
Ngoài ra, những người ở các đô thị lớn, những thực phẩm như sashimi tươi, tôm say, cua say và các sản phẩm nước ngọt nên ăn ít hơn, vì các sản phẩm thủy sản nước ngọt có nhiều khả năng nhiễm ký sinh trùng hơn cá biển sâu. Do đó, vì sức khỏe nên mọi người cần phải chú ý.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải phát triển thói quen vệ sinh tốt và loại bỏ mọi cơ hội để côn trùng lọt vào cơ thể.