Nhiệt miệng ăn gì để vết loét nhanh lành? Một số món càng ăn nhiệt miệng càng lâu khỏi

H.M - Ngày 26/09/2021 15:55 PM (GMT+7)

Nhiệt miệng tuy không phải một tình trạng bệnh lý nguy hiểm nhưng nó gây khó chịu trong thời gian dài, ảnh hưởng tới trải nghiệm ăn uống. Vậy bị nhiệt miệng ăn gì để chóng lành?

Không có gì tồi tệ bằng cảm giác đau đớn khó chịu khi bị nhiệt miệng hay loét miệng. Một vết loét nhỏ ở miệng có thể gây đau đớn, khó chịu và làm hỏng trải nghiệm ăn uống của bạn trong nhiều ngày và nhiều tuần. Có một số nguyên nhân gây ra căn bệnh này, nhưng điều khiến nhiệt miệng trở thành một vấn đề đáng quan tâm là phải mất khá nhiều thời gian để chữa lành một cách tự nhiên.

Bạn có thể khiến những vết nhiệt miệng chóng lành hơn nhờ chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm một số thực phẩm tốt.

Nhiệt miệng là gì?

Vết nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng khiến bạn ăn uống khó khăn hơn

Vết nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng khiến bạn ăn uống khó khăn hơn

Nhiệt miệng còn được gọi là loét miệng, chủ yếu xảy ra ở những vùng bị đau của miệng và nướu. Hầu hết các vết nhiệt miệng đều vô hại nhưng có thể cực kỳ khó chịu và khiến người bệnh khó ăn, uống hoặc đánh răng.

Nhiệt miệng ăn gì?

Cà chua

Người bị nhiệt miệng nên ăn cà chua bởi cà chua có tính chua thanh và ngọt nhẹ, có tác dụng giúp thanh nhiệt cơ thể. Bạn có thể ăn cà chua sống, trộn vào salad cùng nhiều loại rau xanh khác khi bị nhiệt miệng. Ngoài ra, bạn cũng có thể ép nước cà chua uống mỗi ngày.

Các loại rau xanh

Nếu bạn bị nhiệt miệng, hãy bổ sung thêm nhiều loại rau xanh có tính mát và lành như rau diếp cá, rau má. Có thể ăn sống, nấu canh hoặc xay lấy nước uống từ 2-3 lần mỗi ngày. Những loại rau này đều là bài thuốc thanh nhiệt, giải độc trong dân gian và có tác dụng tốt với người bị nhiệt miệng.

Các loại hạt, đậu

Khi bị nhiệt miệng, bạn nên dùng hạt sen, đậu xanh, đậu đen để nấu nước uống, hoặc nấu chè nhưng nên hạn chế đường. Cũng có thể hầm các loại hạt này cùng một số loại thực phẩm khác dùng để ăn trong ngày. Nó sẽ giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, điều trị tốt bệnh nhiệt miệng.

Một số loại thịt

Các loại thịt như thịt vịt, thịt ngan có tính mát, giúp hạ nhiệt, bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều vì sẽ gây tác dụng ngược lại, ảnh hưởng không tốt.

Ngoài ra, cá nước ngọt có tính hàn, giàu đạm, giúp bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh. Nó không ảnh hưởng tới vết loét, tăng thêm sức đề kháng nhanh khỏi bệnh.

Nghệ giúp điều trị nhiệt miệng như thế nào?

Từ bao đời nay, nghệ đã được biết đến với những lợi ích sức khỏe kỳ diệu. Loại gia vị này có thể điều trị các vấn đề sức khỏe và các vấn đề về da để tăng cường khả năng miễn dịch.

Thêm nghệ vào chế độ ăn uống của bạn cũng là một ý tưởng tuyệt vời để ngăn ngừa bệnh tật. Trong trường hợp bị nhiệt miệng, ngoài việc thêm nghệ vào thức ăn, bạn có thể tạo hỗn hợp sệt bằng cách trộn 4 muỗng canh bột nghệ và thêm 1.5 muỗng nước, trộn đều và bôi.

Bạn cũng có thể thêm mật ong vào hỗn hợp này, dùng tăm bông thấm mật ong và phủ lên vùng miệng bị loét khoảng 3 đến 4 phút rồi súc miệng sạch bằng một cốc nước ấm có pha chút muối. Làm theo cách này trong vài ngày chắc chắn có thể chữa khỏi bệnh nhiệt miệng và ngăn ngừa các vấn đề răng miệng khác.

Các loại thực phẩm giàu vitamin B

Khi bị loét miệng, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin B, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì nguyên cám. Các vitamin B bao gồm axit folic, tham gia vào quá trình sửa chữa các tế bào. Rau xanh, rau ngót và đậu Hà Lan đều rất giàu axit folic. 

Các loại thực phẩm giàu vitamin C

Hàm lượng vitamin C thấp có thể liên quan đến việc tăng cường các tế bào, vì vậy hãy nghĩ đến việc bổ sung khoai lang, ớt, cải xoăn và trái kiwi hàng ngày. Mặc dù cam quýt rất giàu vitamin C nhưng nó có thể gây xót vết nhiệt miệng khi ăn, vì vậy bạn có thể tránh cam, chanh,… ngay cả ở dạng nước ép, cho đến khi vết loét thuyên giảm.

Nhiệt miệng không ăn gì?

Ngoài việc bổ sung thêm các thực phẩm tốt giúp vết nhiệt miệng chóng lành, bạn cũng cần để ý tránh xa một số loại đồ ăn. Bao gồm:

- Các loại thức ăn chua như trái cây họ cam quýt, cóc, xoài xanh,...

- Cà phê vì nó có chứa axit salicylic có thể gây kích ứng các mô nhạy cảm trong miệng, từ đó gây nhiệt miệng.

- Thức ăn cay nóng.

- Các loại nước ngọt, đồ uống có ga.

- Bia, rượu và đồ uống có cồn.

- Đồ chiên rán.

Nguồn tham khảo:

What are mouth ulcers? How turmeric helps in treating mouth ulcers – đăng tải trên trang tin Times of Idia. Xuất bản ngày 5/11/2019.

Uống gì bổ mắt? Những loại nước uống có lợi cho mắt
Những loại đồ uống này vừa ngon miệng, giải khát, còn giúp đôi mắt bạn khỏe mạnh hơn và sáng hơn.

Sống khỏe

H.M (Dịch từ Times of India)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh nhiệt miệng