Nhiều người Hà Nội bị ong đốt nguy kịch và lời khuyên của bác sĩ

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 07/10/2022 11:00 AM (GMT+7)

Sau khi bị ong đốt, người đàn ông 53 tuổi bất tỉnh, tím tái và hôn mê sâu, ngừng tuần hoàn. Nạn nhân đã tử vong sau hơn một tuần điều trị tại bệnh viện.

BSCKII Vương Trung Kiên, GĐ Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất (Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây tại Đơn nguyên cấp cứu của bệnh viện liên tục tiếp nhận ca bệnh phản vệ do ong đốt. Trong đó có trường hợp nặng, đã tử vong.

Gần đây nhất, chiều 5/10, đơn nguyên cấp cứu này tiếp nhận 5 ca phản vệ do ong đốt. Bệnh nhân nặng nhất có biểu hiện phản vệ độ 2 đau nhiều tại vị trí ong đốt, tức ngực, đau đầu. Các bệnh nhân đều được xử trí theo phác đồ phản vệ tuỳ theo mức độ và chuyển vào khoa Hồi sức tích cực điều trị.

Trước đó, ngày 24/9, Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất cũng tiếp nhận một bệnh nhân nam là ông Đ.X.T (SN 1969, ở Thạch Thất) bị ong đốt vào viện trong tình trạng nguy kịch.

Ong có nhiều nọc độc, mọi người không nên trêu chọc, tháo dỡ tổ ong khi không có đồ bảo hộ an toàn.

Ong có nhiều nọc độc, mọi người không nên trêu chọc, tháo dỡ tổ ong khi không có đồ bảo hộ an toàn. 

Theo lời người nhà, ông T. đi chọc tổ ong và bị đốt. Sau vết đốt, người đàn ông 53 tuổi bất tỉnh, gọi không trả lời. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng tím tái, mạch huyết áp không đo được. Các bác sĩ chẩn đoán: “Hôn mê sâu ngừng tuần hoàn, phản vệ độ IV do ong đốt, theo dõi nhồi máu cơ tim”. Sau khi cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công, bệnh nhân được chuyển bệnh viện Thanh Nhàn điều trị tiếp nhưng không qua khỏi.

Bị ong đốt là một trong những tai nạn thường gặp, cần cấp cứu nhanh vì nọc độc của ong có thể ảnh hưởng đến tính mạng. BS Nguyễn Thị Cảnh - Trưởng Đơn nguyên cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất, cảnh báo các loại ong như ong vò vẽ, ong bắp cày thường là loài có độc tính cao. Khi bị ong đốt, cần ngay lập tức đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu sau: Vết đốt nhiều, bị ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật hoặc một số ong chưa rõ loại (ở các vùng rừng núi).

Đặc biệt, khi nạn nhân có các biểu hiện như: đau nhiều, sưng nề nhiều vùng bị đốt, mẩn ngứa, khó thở... cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất, phòng trường hợp bị sốc phản vệ. Đây là một cấp cứu cần được xử trí nhanh, kịp thời vì rất dễ dẫn đến tử vong do suy hô hấp cấp và tụt huyết áp.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi bị ong đốt:
Không nên:

- Bôi vôi lên vết đốt vì không có tác dụng bởi bản chất nọc ong tiêm vào trong da 

- Bôi mật ong lên vết đốt. Việc này chỉ có tính kháng khuẩn không có tác dụng giảm đau.

- Bôi kem đánh răng. Trong một số trường hợp việc bôi kem đánh răng có thể tạo cảm giác dịu đi vì trong kem đánh răng có thành phần bạc hà.

- Xoa bóp vết đốt, hạn chế gãi nếu không tình trạng sưng nề sẽ tiến triển nhanh.

Các biện pháp phòng tránh ong đốt:

- Tránh tiếp xúc với ong. Không xua hay đuổi ong vì chúng bị thu hút bởi chuyển động. 

- Khi ong tấn công hãy cố gắng chạy thật nhanh, kéo áo che kín đầu, dùng tay bảo vệ mặt. 

- Không nên để cây cối mọc rậm rạp  xung quanh nhà khiến ong dễ đến làm tổ. Thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà để phòng ngừa ong đến làm tổ.

- Khi vào rừng, đi dã ngoại cần tránh mặc quần áo sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm… có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút ong. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Nên đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín.

 Lãnh đạo Sở Y tế Bắc Giang nói về nguyên nhân 4 học sinh sốc phản vệ khi tiêm vắc xin
4 học sinh có biểu hiện choáng váng, khó thở, đau tức ngực, buồn nôn sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, trong đó 2 em phải cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai. Lãnh đạo Sở Y tế cho biết, nguyên nhân các cháu bị sốc phản vệ chủ yếu là do cơ địa. 

Vắc xin COVID-19

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức Hà Nội