Kem đánh răng là sản phẩm thiết yếu của các gia đình nhưng những vấn đề sức khỏe liên quan đến loại sản phẩm này thì không phải ai cũng biết.
Tin tức trên báo Giáo Dục cho hay, các nha sĩ gần đây đã quan tâm đến một vấn đề khá thực tế rằng: nhiều loại kem đánh răng – sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của tất cả chúng ta – có chứa nhiều thành phần độc hại, có thể phá hủy sức khỏe theo thời gian.
Tiến sĩ Toby Talbot là một chuyên gia trong nha khoa phục hồi, sau hơn 35 năm trong nghề, ông tin rằng các sản phẩm kem đánh răng được bày bán trên thị thường có nguồn gốc từ hóa chất công nghiệp chứ không phải là thuốc. Những hóa chất này có liên quan mật thiết đến sự phát triển các căn bệnh nghiên trọng như ung thư miệng, ung thư vú, các bệnh thần kinh và tim mạch, cũng như kích ứng miệng, tổn thương nướu và ô nhiễm môi trường.
Kem đánh răng có thành phần gây loét miệng
Sodium Lauryl Sulphate (SLS) là hóa chất có mặt trong 85% các nhãn hàng kem đánh răng, được dùng để làm kem đánh răng trở nên mềm, ướt, giúp tinh dầu bạc hà quyện đều với các hỗn hợp khác. Nếu không có SLS, các thành phần trong kem đánh răng sẽ bị tách biệt.
Điều đáng nói là, SLS có thể tạo ra những vết loét ở màng nhầy – da – tế bào trong miệng, là nơi tích tụ chất độc hoặc chất gây ung thư có hại. Vì thế, SLS trong kem đánh răng có thể gây kích ứng và trầy xước phần da bên trong miệng, gây loét miệng mãn tính.
Chất làm trắng răng tấn công răng nướu
Peroxit và hydrogen peroxide là 2 chất phổ biến giúp tẩy trắng răng. Tuy nhiên, chúng vô cùng độc hại và gây kích thích cho tất cả các mô mềm. Chúng phá hủy các màng nhầy trong miệng và gây hại cho các tế bào bề mặt của nướu răng.
Kem đánh răng khác thuốc đánh răng
Đôi khi, người ta nhầm lẫn với kem đánh răng vì nghĩ rằng chúng cùng làm sạch răng miệng. Kem đánh răng là sản phẩm vệ sinh, làm sạch hàng ngày còn thuốc đánh răng ngoài làm sạch còn có tác dụng điều trị hay nói khác đi thì thuốc đánh răng là loại kem đặc biệt.
Thành phần cơ bản của kem đánh răng gồm có fluor (với hàm lượng dưới 1500ppm hoặc dưới 1,1%), chất mài mòn (bột đá vôi, DCP, silica) chất hoạt động bề mặt, tinh dầu thơm. Còn trong các thuốc đánh răng thì lượng fluor cao hơn 1500ppm (hoặc 1,1%) và có thêm triclosan (chất tẩy rửa) để tăng diệt khuẩn, vitamin chống viêm, B3 phục hồi vết thương boroglycerin để trị nấm. Ở nước ngoài, người dân có thể mua kem đánh răng ở cửa hàng còn các loại thuốc đánh răng thì phải được kê toa của nha sĩ.
Kem đánh răng chứa thành phần fluor không phải lúc nào cũng tốt
Báo Dân Việt cho hay, cả thế giới ca ngợi fluor, tất nhiên bạn nên chọn loại kem đánh răng chứa thành phần này nhưng đừng tuyệt đối hóa nó. Nếu răng bạn hoàn toàn bình thường thì không nên chọn loại có hàm lượng fluor ở mức 1.500ppm (hoặc 1,1%). Hàm lượng fluor lớn có thể gây phản tác dụng với răng thường và có thể gây ngộ độc fluor.Trẻ em cần chọn kem đánh răng khác người lớn
Trẻ em cần có kem đánh răng riêng, hơn thế, nên có các loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ em ở các độ tuổi khác nhau.
Trẻ dưới 3 tuổi thì không dùng fluor. Khi trẻ dưới 6 tuổi, răng còn trong độ hình thành, lượng florua lớn sẽ phá hủy men răng tạo nên các mảng bám. Vì vậy trong khoảng 3-6 tuổi trẻ em nên dùng các loại kem có lượng fluor trong khoảng 200-300ppm, từ 6-11 tuổi có thể dùng kem hàm lượng fluor trong khoảng 300-1000 ppm. Trẻ từ 12 tuổi trở nên có thể dùng kem như người lớn.
Kem đánh răng càng có tác dụng làm trắng càng dễ làm mòn men răng
Theo thông tin trên Báo Sức khỏe và Gia đình, kem có tác dụng làm trắng răng thì thường chứa chất mài mòn mạnh như hydrogen peroxide, carbamide peroxide. Tuy nhiên, mặt trái của chúng là có thể làm mòn men răng, gây tê buốt, tổn thương nướu, tủy răng và gây mọc lông lưỡi. Vì vậy nếu các mảng bám không dày, không nhiều thì bạn không nên chọn loại này hoặc phải có chỉ dẫn của bác sĩ.
Cảnh giác với kem đánh răng ở khách sạn, nhà nghỉ
Hiện nay, nhiều nhà nghỉ, khách sạn phục vụ khách những kem đánh răng một lần, nhưng đều được đựng trong tuýp nhỏ đều không thấy nhãn mác rõ ràng. Đã xảy ra tình trạng nhiều khách bị viêm lợi, sưng tấy khi dùng sản phẩm này.
Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 đã từng kiểm tra nhiều mẫu tự nhiên trên Tp.HCM đều thấy không đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có quy định hay tiêu chuẩn nào đảm bảo chất lượng kem đánh răng ở các nhà nghỉ, khách sạn.