Để có trái tim khỏe mạnh, ngoài việc luyện tập thể thao đều đặn, bạn cũng cần có chế độ ăn lành mạnh, cần tránh xa 10 thực phẩm dưới đây vì theo các chuyên gia tim mạch, đó là những thức ăn có hại nhất cho tim.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bệnh tim chiếm khoảng 33% số ca tử vong ở Hoa Kỳ - có thể lấy một mạng sống của một người chỉ sau mỗi 38 giây. Đó là một con số đáng sợ, nhưng bạn có thể tránh trở thành bệnh nhân mắc bệnh tim bằng cách chú ý hơn trong ăn uống.
Để giảm rủi ro mắc bệnh tim, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên tham gia tập thể dục đều đặn với nhịp độ vừa phải trong ít nhất 150 phút mỗi tuần hoặc 75 phút hoạt động cường độ cao trong 2 ngày/tuần.
Khoai tây chiên
Không có gì bất ngờ khi nói khoai tây chiên không phải là thực phẩm nên có mặt thường xuyên trong một chế độ ăn uống lành mạnh. Lý do là vì chúng có nhiều calo, chất béo và natri - và đặc biệt một khi đã ăn, nó có thể khiến bạn thèm ăn nhiều hơn nữa.
Chế độ ăn ít natri là điều cần thiết cho một trái tim khỏe mạnh, khi ăn hơn 2.300 mg (tương đương với một muỗng cà phê đầy) muối mỗi ngày có thể dẫn đến huyết áp cao - một yếu tố nguy cơ nghiêm trọng đối với bệnh tim mạch. Hãy cứu trái tim bạn bằng cách hạn chế ăn muối và tránh ăn khoai tây chiên là một trong những việc nên làm.
Súp đóng hộp
Súp đóng hộp cũng là món ăn có hàm lượng natri cao, chính vì vậy, dù nó rất tiện lợi thì bạn cũng không nên lạm dụng và tiêu thụ quá nhiều trong các bữa ăn hàng ngày của mình. Ảnh minh hoạ: Internet
Súp đóng hộp có thể là bữa ăn tiện lợi cho bạn, nhất là khi bạn thiếu thời gian hoặc nguyên liệu để nấu nướng một món ăn ngon hơn. Nhưng súp đóng hộp cũng là món ăn có hàm lượng natri cao, chính vì vậy, dù nó rất tiện lợi thì bạn cũng không nên lạm dụng và tiêu thụ quá nhiều trong các bữa ăn hàng ngày của mình.
Bánh quy và kem
Các loại thực phẩm này dẫn đến tăng insulin và triglycerid, làm tăng huyết áp tâm thu và nhịp tim, làm cho tiểu cầu trong máu trở nên dính hơn. Điều này có thể gây tắc nghẽn trong các mạch máu nhỏ của tim và làm giảm lưu lượng máu đến tim. Những yếu tố này kết hợp cuối cùng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim nếu máu chảy vào tim không cải thiện", tiến sĩ Gulati nói với tờ The New York Times.
Bánh mì kẹp thịt
Bạn nên tránh các nhà hàng thức ăn nhanh, đặc biệt có xu hướng sử dụng nguyên liệu có chất lượng thấp và phương pháp nấu ăn không lành mạnh. Ảnh minh hoạ: Internet
PGS.TS Regina Druz, Khoa tim mạch tại Đại học Hofstra, Trưởng khoa tim mạch tại Bệnh viện St. John Episcopal ở thành phố New York, Mỹ cho rằng mối liên quan giữa chất béo bão hòa và bệnh tim chưa thực sự rõ ràng nhưng nói chung, chất béo bão hòa từ động vật, đặc biệt là khi kết hợp với carbohydrate gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe trái tim. Do vậy, bạn nên tránh các nhà hàng thức ăn nhanh, đặc biệt có xu hướng sử dụng nguyên liệu có chất lượng thấp và phương pháp nấu ăn không lành mạnh.
Thịt chế biến sẵn
Thịt nguội và loại thịt ướp muối (như thịt xông khói và xúc xích) có thể chứa nhiều chất béo bão hòa. Nhưng ngay cả khi bạn chọn loại ít chất béo thì thực phẩm này vẫn có xu hướng rất nhiều muối. Theo Hiện hội Tim mạch Mỹ, chỉ cần sáu lát mỏng thịt ướp muối có thể chứa một nửa mức khuyến cáo hàng ngày của natri.
TS. Laxmi Mehta, giám đốc Chương trình Sức khỏe tim mạch của phụ nữ tại Trung tâm Y tế Đại học Wexner bang Ohio, Mỹ nói, đa số mọi người nên ăn hạn chế muối vì có liên quan đến huyết áp cao. Hơn nữa, đối với những người bệnh mắc huyết áp cao, đôi khi không cần sử dụng thuốc mà có thể cải thiện đáng kể tình trạng bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống.
Kẹo
Các chuyên gia nói rằng chế độ ăn thêm đường có thể là một mối đe dọa lớn đối với béo phì, cholesterol cao và bệnh tiểu đường, tất cả đều là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim. Ảnh minh hoạ: Internet
Trong nhiều năm, chất béo được coi là nguyên nhân lớn nhất trong chế độ ăn uống gây nên bệnh tim. Nhưng một báo cáo được công bố vào năm ngoái trong Tạp chí Thuốc quốc tế cho thấy rằng đường mới là thực phẩm chủ yếu chịu trách nhiệm về sức khỏe tim mạch.
Bây giờ, các chuyên gia nói rằng chế độ ăn thêm đường có thể là một mối đe dọa lớn đối với béo phì, cholesterol cao và bệnh tiểu đường, tất cả đều là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim. Do vậy, để tránh mắc bệnh tim mạch, đường phải được sử dụng ở mức độ vừa phải dưới mọi hình thức.
Nước giải khát và nước trái cây có đường
Đối với nhiều người Mỹ, nguồn lớn nhất của đường được thêm vào trong chế độ ăn không phải từ thực phẩm mà là từ đồ uống. Các báo cáo của chính phủ từ năm 2001 và 2014 cho thấy hơn 60% trẻ em, 54% nam giới trưởng thành và 45% phụ nữ trưởng thành uống ít nhất một chai soda hoặc một đồ uống có đường mỗi ngày.