Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo. Vì vậy, người bị tiểu đường cần hết sức chú ý đến chế độ ăn hàng ngày.
Bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormone insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư,...
Những thực phẩm bệnh nhân tiểu đường nên tránh:
- Thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn.
- Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
- Hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì…), bánh quy, trái cây ngọt, trứng.
- Không ăn mặn
- Bánh, kẹo ngọt và chất béo: Người mắc bệnh tiểu đường đặc biệt không nên ăn bánh, kẹo ngọt, bởi chúng có quá nhiều đường. Chất béo cũng cần hạn chế, do chúng có thể làm lượng đường trong máu tăng cao và tạo mỡ thừa.
Người mắc bệnh tiểu đường đặc biệt không nên ăn bánh, kẹo ngọt, bởi chúng có quá nhiều đường. (Ảnh minh họa)
– Nước trái cây: Nước ép trái cây có hàm lượng đường tự nhiên cao, vì vậy, người bị tiểu đường không nên ăn hoặc uống nước ép trái cây. Thay vào đó nên ăn các loại trái cây giàu chất xơ.
– Trái cây khô: Trái cây khô có hàm lượng đường rất cao, khiến tăng lượng đường trong máu nếu người bị tiểu đường ăn nhiều. Mặc dù thực phẩm này chứa nhiều vitamin và chất xơ, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể nhưng bệnh nhân tiểu đường cũng nên tránh.
– Mật ong: Mật ong có nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho quá trình giảm cân và làm đẹp da. Tuy nhiên, hàm lượng đường trong mật ong chiếm đến 40%. Do vậy, người mắc bệnh tiểu đường tốt nhất không nên ăn mật ong.
– Mía: Trong mía chứa hàm lượng glucose, sucrose và fructose cao. Vị ngọt của mía không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
– Sữa: Các sản phẩm chế biến từ sữa, như: kem, pho mát, sữa đặc… làm tăng hàm lượng đường trong máu rất nhanh nên người bị tiểu đường cần tránh tuyệt đối. Thay vào đó, họ có thể dùng sữa tách béo, pho mát có hàm lượng chất béo thấp.
Lưu ý: Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên hạn chế các loại sữa chế biến còn sữa tươi nguyên chất không đường thì lại rất tốt vì sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều protein và các acit amin cần thiết.
- Đồ ăn nhanh, chế biến sẵn: Các loại thức ăn nhanh phổ biến, như: mì gói, khoai tây chiên, đồ hộp… đều có nhiều hàm lượng chất béo chuyển hóa. Chất béo làm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, do nó có thể làm giảm cholesterol tốt và tăng cholesterol xấu.
– Gạo: Gạo trắng có thể làm tăng nhanh hàm lượng đường trong máu người bệnh. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường nên ăn gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc vì chúng có thể làm giảm đường glucose trong máu.
– Bỏng ngô: Bỏng ngô giàu tinh bột nên cũng là loại thực phẩm không thích hợp đối với người mắc bệnh tiểu đường.
– Rượu: Cho dù là người bệnh hay không mắc bệnh thì việc hạn chế uống rượu đều tốt cho sức khỏe. Với những người bị tiểu đường, khi uống rượu và không ăn kèm thức ăn, quá trình phân giải đường nguyên chất ở gan sẽ bị chậm lại, giảm lượng đường trong máu. Còn khi uống rượu và hấp thụ thức ăn có đường, lượng đường trong máu sẽ tăng cao đột biến.