Những trái cây không nên ăn hạt, ăn càng nhiều dễ ngộ độc và những loại ăn không sao

MINH MINH - Ngày 11/04/2021 07:00 AM (GMT+7)

Đôi khi trong lúc ăn hoa quả, bạn sẽ nuốt luôn cả hạt của chúng. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc liệu ăn hạt của những loại quả đó có gây ảnh hưởng sức khỏe hay không.

Trước đây đã có nhiều thông tin về việc ăn hạt táo và nhân của các loại quả khác có thể gây ngộ độc. Điều này khiến không ít người thắc mắc tại sao phần thịt quả ăn được nhưng hạt lại không thể ăn?

Chuyên gia dinh dưỡng Wang Silu - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng và Nâng cao Sức khỏe Nội Mông, Trung Quốc sẽ giúp giải đáp điều này.

Những trái cây không nên ăn hạt, ăn càng nhiều dễ ngộ độc và những loại ăn không sao - 1

Tại sao không nên ăn hạt táo?

Khi bạn ăn hạt táo, cơ thể bạn có thể bị ảnh hưởng. Lý do tại sao ăn hạt táo dễ gây ngộ độc thực phẩm chủ yếu là do hạt táo có chứa độc tố - "cyanogenic glycosides", là một loại phytotoxin.

Cyanogenic glycoside không tương đương với cyanide (axit hydrocyanic) mà chúng ta thấy trong những bộ phim. Glycoside cyanogenic trong táo và các loại quả khác vốn dĩ không nguy hiểm, nhưng khi glycoside cyanogenic bị thủy phân bởi axit hoặc enzym sinh học, chúng sẽ tạo ra axit hydrocyanic - chất này có độc tính cao.

Nó tương tự như cơ chế gây ngộ độc của kali xyanua, axit hydrocyanic sau khi vào cơ thể người sẽ kết hợp chắc chắn với ion sắt khiến tế bào mất nguồn năng lượng và gây ngộ độc (axit hydrocyanic sẽ nhanh chóng được màng nhầy hấp thụ vào máu, làm cho men hô hấp của con người không hoạt động, do đó dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thiếu oxy, ngạt thở, và thậm chí tử vong).

Ngoài hạt táo, hạt của những loại quả này cũng độc và không nên ăn:

Đào, mơ, lê, anh đào, quất, mận, những loại quả này thuộc họ Rosaceae cũng giống như táo, hạt của chúng có chứa cyanogenic glycoside, sau khi thủy phân sẽ tạo ra axit hydrocyanic. Cơ chế gây ngộ độc cũng giống như hạt táo. 

Những trái cây không nên ăn hạt, ăn càng nhiều dễ ngộ độc và những loại ăn không sao - 2

Hạt táo có chứa cyanogenic glycosides khi bị thủy phân bởi axit hoặc enzym sinh học sẽ tạo ra axit hydrocyanic có độc tính cao. (Ảnh minh họa)

Hạt hạnh nhân không được ăn đúng cách cũng rất độc

Có lẽ bạn từng nghe rằng không nên ăn hạnh nhân đắng vì dễ gây ngộ độc. Trên thực tế, có rất nhiều loại hạnh nhân, không phải loại nào cũng độc và không ăn được. 

Hạnh nhân đắng hay còn gọi là khổ hạnh nhân có chứa 1-4% amygdalin, dưới tác dụng của men và dịch vị sẽ cho acid xyanhydric (HCN) và aldehyt benzoic. Aldehyt benzoic có tác dụng long đờm. Chất HCN có tác dụng với trung khu thần kinh, lúc đầu gây hưng phấn, sau ức chế có thể dẫn đến co quắp, sau đó hôn mê, nên không được uống quá liều lượng.

Trái với hạnh nhân đắng, hạnh nhân ngọt là loại hạt chúng ta thường ăn, sau quá trình nhân giống và thuần hóa lâu dài, hạnh nhân ngọt có chứa amygdalin với hàm lượng thấp hơn một phần nghìn so với hạnh nhân đắng nên rất an toàn khi ăn. 

Bạn nên ăn các loại hạt thường xuyên, vị ngọt của hạnh nhân rất tốt cho cơ thể (với điều kiện bạn nên ăn hạn chế, hạnh nhân chứa nhiều calo, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể gặp rắc rối).

Những trái cây không nên ăn hạt, ăn càng nhiều dễ ngộ độc và những loại ăn không sao - 3

Tránh ăn quá nhiều hạnh nhân đắng. (Ảnh minh họa)

Nếu ăn nhầm những hạt không nên ăn, liệu có gây ngộ độc?

Dù là loại độc tố nào, muốn gây ngộ độc cũng phải đạt đến liều lượng nhất định. Theo quan điểm khách quan, độc tính của hạt (nhân hạt) không cao, nếu bạn không cố tình nhai và ăn quá nhiều thì không cần lo lắng về việc thỉnh thoảng nghiền nát hoặc ăn nhầm.

Theo một đánh giá năm 2015, hàm lượng amygdalin trong 1 gram hạt táo dao động trong khoảng 1 – 4 milligrams (mg), tùy thuộc vào loại táo. Tuy nhiên, lượng cyanide có nguồn gốc từ hạt thấp hơn nhiều.

Một liều hydrogen cyanide gây chết người có thể vào khoảng 50 – 300 mg. Một gram hạt táo nghiền nát hoặc nhai có khả năng giải phóng 0,6 mg hydrogen cyanide. Điều này có nghĩa là một người sẽ phải ăn 83 – 500 hạt táo để phát triển ngộ độc cyanide cấp tính.

Do đó, nếu bạn có ăn nhầm hạt trong một quả táo cũng không cần quá lo lắng. 

Một số hạt có thể ăn được

Những trái cây không nên ăn hạt, ăn càng nhiều dễ ngộ độc và những loại ăn không sao - 4

Một số loại rau và trái cây thông thường như nho, mít, lựu, dưa hấu, bí đỏ,..., các loại hạt của chúng có thể ăn được. Dù là hạt nho hay hạt dưa hấu thì khi “nuốt” trực tiếp đều rất an toàn. Những chất này sau khi vào cơ thể không thể tiêu hóa được qua đường tiêu hóa, sau khi đi qua đường tiêu hóa sẽ được thải trực tiếp từ ruột già ra ngoài, không gây phiền toái cho cơ thể con người.

Những loại quả nên ăn cả hạt mới tốt, nhưng hầu hết mọi người thường vứt bỏ
Với một số loại trái cây, sẽ rất lãng phí nếu vứt bỏ hạt vì chúng thực sự chứa một nguồn dinh dưỡng lớn rất tốt cho sức khỏe của bạn.
MINH MINH (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan