Là sinh viên giỏi, có thành tích tốt nhưng Yao Yao lại bị căng thẳng tới mức đau dạ dày. Điều gì đã xảy ra với cô gái trẻ.
Yao Yao là sinh viên năm nhất, mới đỗ đại học với điểm số khá cao. Gần đây, Yao Yao thường xuyên bị ốm và đau dạ dày sau khi ăn, đặc biệt là sau bữa sáng. Sau khi dùng thuốc, tình trạng của Yao Yao cũng đỡ hơn nhưng mau chóng tái phát.
Gia đình đã đưa Yao Yao đến Bệnh viện liên kết đầu tiên của Đại học Y khoa Tân Hương. Yao Yao đã kể lại các vấn đề về dạ dày và bị mất ngủ vào ban đêm. Zhou Fujun, trưởng Khoa Tiêu hóa, đã quan sát thấy gương mặt Yao Yao có vẻ buồn và nghi ngờ cô gái gặp trở ngại tâm lý.
Yao Yao bị đau dạ dày mãi không khỏi. (Ảnh minh họa)
Ngay khi hỏi về tình hình học tập ở trường thế nào, Yao Yao đã bật khóc. Hóa ra, cha mẹ của Yao Yao đặt mục tiêu cho con gái phải đỗ vào trường Đại học Chiết Giang. Để không phụ lòng bố mẹ, Yao Yao đã học hành rất chăm chỉ nhưng khi nghĩ về mục tiêu và nghe kết quả, cô gái trẻ cảm thấy áp lực, quá nhiều áp lực không được giải quyết, căng thẳng kéo dài dẫn tới bệnh dạ dày. Bác sĩ Zhou Fujun sau đó khuyên gia đình nên đưa Yao Yao đi du lịch để giảm bớt áp lực.
Tại sao căng thẳng, áp lực lại dẫn tới đau dạ dày?
Xã hội hiện đại với nhịp sống đang ngày càng trở nên hối hả với nhiều áp lực từ công việc và thời gian khiến cho mọi người thường xuyên lâm vào trình trạng stress, mất ngủ trong thời gian dài. Và không phải ai cũng biết được rằng điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày của bạn. Vì khi thần kinh căng thẳng sẽ làm tăng tiết nhiều axit HCl, là một trong những nhân tố làm tổn hại niêm mạc, gây viêm và loét dạ dày. Chính những yếu tố này lâu dần sẽ làm tổn hại đến dạ dày và sức khỏe hệ tiêu hóa mà lúc đầu mọi người rất khó để nhận ra, cho đến khi dạ dày có triệu chứng đau.
Căng thẳng, áp lực học tập, công việc có thể dẫn tới đau dạ dày. (Ảnh minh họa)
Nếu bạn mắc phải một trong những triệu chứng này, rất có thể bạn đã mắc bệnh đau dạ dày:
- Ăn không ngon, chướng bụng: do hệ tiêu hóa không ổn định.
- Ợ hơi, ợ chua: do lượng acid dư thừa đẩy ngược lên khoang miệng
- Buồn nôn: do thức ăn không được tiêu hóa sẽ bị đẩy ra ngoài.
- Xuất huyết dạ dày: xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.
- Đau thượng vị và đau bụng: đau âm ỉ, nóng rát khó chịu… vùng thượng vị hoặc vùng bụng phía trên bên trái.
Làm thế nào cha mẹ có thể giúp con trẻ giảm căng thẳng
- Đừng ép buộc con quá mức, cha mẹ chỉ nên định hướng cho con thay vì ép buộc;
- Đừng so sánh con bạn với người khác;
- Đừng yêu cầu con quá mức;
- Lắng nghe con cẩn thận và giao tiếp tích cực hơn;
- Đặt mục tiêu học tập phù hợp;
- Khuyến khích khi trẻ thất bại;
- Chủ động trao đổi về tình hình của con với giáo viên;
- Tạo một môi trường thoải mái.