Phòng ngừa bệnh tim mạch nếu biết cách điều chỉnh chỉ số cholesterol

Ngày 10/03/2018 20:17 PM (GMT+7)

Chỉ số cholesterol toàn phần trong máu cao có liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh tim, đột quỵ và bệnh mạch ngoại biên.

Phòng ngừa bệnh tim mạch nếu biết cách điều chỉnh chỉ số cholesterol - 1

CHOLESTEROL LÀ GÌ?

Cholesterol là chất sáp, chất béo được hình thành tự nhiên trong các tế bào hoặc màng tế bào ở khắp mọi nơi trong cơ thể. Cơ thể sử dụng cholesterol để sản sinh ra nhiều hooc môn, vitamin D và các axit mật giúp tiêu hóa mỡ nhanh hơn. Tuy nhiên, khi lượng cholesterol trong máu vượt quá giới hạn cho phép, nó có thể dẫn đến sự hẹp động mạch trong cơ thể, gây ra các cơn đau tim, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại biên.

CHỈ SỐ CHOLESTEROL LÀ GÌ?

Chỉ số cholesterol trong máu là thước đo các thành phần cholesterol sau: LDL (cholesterol lipoprotein mật độ thấp), HDL (cholesterol lipoprotein mật độ cao), và VLDL (lipoprotein mật độ rất thấp, là thành phần vận chuyển chất béo trung tính của lipid). Giá trị cholesterol toàn phần được xác định qua các thành phần cholesterol được liệt kê dưới đây.

CÓ MẤY LOẠI CHỈ SỐ CHOLESTEROL?

LDL (mật độ lipoprotein thấp)

Còn được gọi là cholesterol "xấu". LDL có thể tích tụ trên các thành của động mạch và tăng khả năng mắc bệnh tim.Lượng cholesterol LDL của bạn là:

- Bình thường: nếu nhỏ hơn 100.

- Sát mí: nếu trong khoảng 100-129.

- Cao: trong khoảng 160-189.

- Rất cao: nếu trong khoảng 190 hoặc cao hơn.

Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân mắc các bệnh mạch máu là đạt được LDL dưới 70. Mục tiêu điều trị cho các cá nhân có nguy cơ cao (những người mắc bệnh tiểu đường hoặc các yếu tố nguy hiểm khác trong bệnh tim) là đạt được LDL ít nhất dưới 100.

Phòng ngừa bệnh tim mạch nếu biết cách điều chỉnh chỉ số cholesterol - 2

Có 3 loại chỉ số cholesterol. (Ảnh minh họa)

HDL (cholesterol lipoprotein mật độ cao)

Còn được gọi là cholesterol "tốt". HDL bảo vệ và chống lại bệnh tim bằng cách lấy cholesterol xấu ra khỏi máu của bạn và ngăn nó hình thành trong động mạch của bạn. Chỉ số cholesterol HDL của bạn là:

- Thấp (và được coi là một yếu tố nguy cơ): nếu nhỏ hơn 40.

- Tốt (và có thể giúp làm giảm nguy cơ bị bệnh tim): nếu có 60 hoặc hơn.

Triglycerides

Là dạng chất béo hoá học có trong hầu hết thực phẩm và cơ thể. Triglycerides hầu hết được vận chuyển trong VLDL và chylomicrons. VLDL xuất phát từ gan và cũng có cholesterol. Chylomicrons thì có nguồn gốc từ chất béo.

Cùng với cholesterol, triglycerides tạo thành lipid huyết tương. Triglycerides thừa trong huyết tương có liên quan đến sự xuất hiện của bệnh động mạch vành ở một số người. Giống như cholesterol, sự gia tăng mức triglycerides có thể được phát hiện bằng cách đo huyết áp. Phương pháp này nên được thực hiện sau khi khi ăn qua đêm. Chỉ số triglycerides của bạn là:

- Bình thường: nếu dưới 150.

- Sát mí: nếu trong khoảng 150-199.

- Cao : nếu trong khoảng 200-499.

- Rất cao : nếu từ 500 trở lên.

ĐIỀU GÌ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ CHOLESTEROL?

Rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số cholesterol của bạn. Chúng bao gồm:

Chế độ ăn uống: Chất béo bão hòa, chất béo chuyển vị và cholesterol trong thực phẩm bạn ăn làm tăng mức cholesterol trong cơ thể. Cố gắng làm giảm lượng chất béo bão hòa, chất béo chuyển vị và cholesterol trong chế độ ăn uống của bạn. Điều này sẽ giúp giảm mức cholesterol trong máu. Chất béo bão hòa và chất béo chuyển vị là hai trong những tác nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến chỉ số cholesterol trong máu.

Trọng lượng cơ thể: Ngoài yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh tim, thừa cân cũng có thể làm tăng mức triglyceride của bạn. Giảm cân có thể làm giảm mức triglyceride và tăng HDL, giúp cân bằng chỉ số cholesterol.

Tuổi và giới tính: Khi chúng ta già đi thì mức cholesterol tăng lên. Trước thời kỳ mãn kinh, phụ nữ có xu hướng có chỉ số cholesterol toàn phần thấp hơn nam giới cùng tuổi. Sau khi mãn kinh, mức LDL của phụ nữ lại có xu hướng tăng và HDL có thể giảm.

Di truyền: Gen góp một phần phần không nhỏ ảnh hưởng tới chỉ số cholesterol mà cơ thể bạn sản xuất. Lượng cholesterol cao trong máu có thể truyền từ đời này qua đời khác trong gia đình.

PHÒNG NGỪA CHỈ SỐ CHOLESTEROL TĂNG CAO

Chỉ số cholesterol toàn phần trong máu cao có liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh tim, đột quỵ và bệnh mạch ngoại biên. Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm, cách điều trị lâu dài bao gồm thay đổi lối sống lành mạnh hoặc thuốc men.

Nếu bạn có mức cholesterol hoặc triglycerides cao, mục tiêu chính của chương trình điều trị là làm giảm chỉ số cholesterol, giúp giảm nguy cơ tiềm ẩn gây ra các động mạch hẹp và các biến chứng khác.

Phòng ngừa bệnh tim mạch nếu biết cách điều chỉnh chỉ số cholesterol - 3

Tập thể dục là cách tốt để giảm cholesterol. (Ảnh minh họa)

Thay đổi lối sống bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo không bão hòa và cholesterol, tập thể dục, kiểm soát cân nặng và tránh hoặc bỏ thuốc lá.

Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm chỉ số cholesterol toàn phần. Tập thể dục có tác động nhiều nhất đến việc giảm triglycerides và tăng HDL. Bạn nên cố gắng vận động cơ thể trong 30 phút mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất.

Có thể kê toa thuốc bổ sung bên cạnh thay đổi lối sống. Chuyên gia chăm sóc y tế và bệnh nhân sẽ cùng nhau quyết định những loại thuốc nên dùng, nếu việc thay đổi lối sống không đủ để kiểm soát chỉ số cholesterol. Việc lựa chọn thuốc phụ thuộc vào loại cholesterol hoặc triglyceride nào tăng cao, bệnh sử, bệnh khác có thể xuất hiện và các loại thuốc khác đang được dùng.

Thuốc giảm cholesterol có thể được kê toa ngay cả khi chỉ số cholesterol vẫn tương đối bình thường, nếu nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ được chẩn đoán là cao.

Phụ nữ cẩn trọng trước căn bệnh u nang buồng trứng phải
Ung nang buồng trứng nói chung và u nang buồng trứng phải nói riêng đều không thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, việc khám phụ khoa thường xuyên có thể...
Hoàng Lan (Dịch từ EmedicineHealth)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh tim