Một chuyên gia hàng đầu về ung thư vú đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những người phụ nữ coi thường căn bệnh này chỉ vì những hiểu lầm tai hại.
Không ít phụ nữ thường nghĩ bản thân sẽ không bao giờ nằm trong số những người mắc ung thư vú vì đây là một tỉ lệ hiếm hoi nhưng thực tế không phải vậy. Tại Hong Kong, ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất, đồng thời xếp thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong tại đất nước này. Vậy nên hãy thực hiện một cuộc kiểm tra ngực để đảm bảo bản thân an toàn khỏi căn bệnh ung thư vú.
Tiến sĩ Polly Cheung, chuyên gia về phẫu thuật nói chung và là người sáng lập ra Quỹ Ung thư Vú Hong Kong nhấn mạnh rằng cô và các bác sĩ khác đã gặp nhiều trường hợp "ung thư xâm lấn" có thể gây tử vong cao hơn. Ung thư vú xâm lấn là một loại ung thư có thể lây lan vào hệ thống bạch huyết và máu, và các cơ quan khác.
Theo báo cáo năm 2016 của Tổ chức ung thư vú ở Hong Kong cho thấy 3.524 phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư vú xâm lấn vào năm 2013 so với 517 trường hợp mắc ung thư không xâm lấn.
Cheung cho biết nguyên nhân đằng sau mức tăng nguy cơ mắc ung thư là khác nhau, nhưng thủ phạm chính là ở lối sống thành thị.
Người dân thành thị ít vận động hơn, có khuynh hướng tiêu thụ nhiều thịt và chế độ ăn có chứa chất béo cao. Hơn nữa môi trường tại các thành phố lớn cũng bị ô nhiễm cao hơn, từ đó tăng khả năng gây ra ung thư cao.
Ngoài ra, theo tiến sĩ Cheung đôi khi chính những suy nghĩ sai lệch của hầu hết phụ nữ châu Á về căn bệnh này đã khiến nhiều người chủ quan và cho tới khi bệnh chuyển biến xấu mới tìm tới bác sĩ.
1. Không có tiền sử gia đình bị ung thư vú thì bạn sẽ không bị bệnh
Kiểm tra di truyền là một xu hướng trên toàn thế giới và Hong Kong cũng không ngoại lệ, vì các bác sĩ luôn ủng hộ và khuyến khích phụ nữ kiểm tra sự đột biến gen BRCA 1 hoặc 2.
Những người bị đột biến gen có nguy cơ ung thư vú và buồng trứng cao bất thường. Hóa trị liệu trước khi dùng thuốc có thể giúp bệnh nhân ung thư không phải phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng di truyền là yếu tố quyết định của ung thư vú.
Tiến sĩ Cheung cho hay bệnh nhân bị mắc ung thư vú thường xuyên thắc mắc rằng liệu họ có thể truyền bệnh cho con, trong khi những người khác lại phủ nhận việc họ có bệnh vì trong gia đình không có người mắc.
Tiến sĩ Cheung nói: "Hơn 90% những người mắc bệnh ung thư vú trong thành phố không có người thân trong gia đình mắc bệnh, và chỉ có 10% phụ nữ bị ung thư vú có các thành viên trong gia đình, như anh chị em ruột cha mẹ, bị ung thư vú".
Bà lo ngại rằng nhiều phụ nữ không có tiền sử gia đình bị bệnh sẽ chủ quan, không khám thường xuyên và thường bỏ qua các dấu hiệu về ung thư vú. Theo thống kê tỷ lệ mắc ung thư vú ở Hong Kong là 1/17 phụ nữ.
2. Phụ nữ ngực nhỏ hơn có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn
Kích cỡ vòng một không quyết định khả năng ung thư vú. Số liệu thống kê của Tổ chức ung thư vú cho thấy hơn một nửa số bệnh nhân ung thư vú được chẩn đoán ở Hong Kong có kích cỡ ngực thuộc cúp B (chênh lệch đỉnh và chân ngực từ 14-16cm) hoặc nhỏ hơn.
"Hầu hết phụ nữ châu Á đều có mô ngực dày hơn phụ nữ phương Tây, nhưng điều đó sẽ gây khó khăn hơn khi phát hiện khối u trong các xét nghiệm," Cheung nói. "Phụ nữ có bộ ngực nhỏ cũng có thể bị ung thư."
Ngày nay, số lượng phụ nữ trẻ bị ung thư vú ngày càng tăng. Xu hướng đáng ngạc nhiên này được quan sát ở nhiều nơi trên thế giới, không chỉ ở Hong Kong.
Bà Cheung cho rằng hiện tượng này là do nhiều yếu tố, bao gồm chế độ ăn uống kiểu phương Tây, và sự phơi nhiễm nhiều hơn với chất gây ung thư của phụ nữ trong thời hiện đại từ mỗi trường ô nhiễm và hóa chất trong các sản phẩm làm đẹp.