Quy tắc "ba không" giúp học giả Trung Quốc mắc ung thư vẫn sống tới 98 tuổi: số 1 là không tập thể dục

MINH MINH - Ngày 22/05/2023 06:01 AM (GMT+7)

Nhà nghiên cứu, bậc thầy văn học người Trung Quốc đã sống tới 98 tuổi và làm việc cho tới cuối đời có 3 bí quyết để kéo dài tuổi thọ vô cùng đặc biệt.

Ông Ji Xianlin là một học giả Trung Quốc và là một bậc thầy về Hán học, có thành tựu uyên thâm về văn học và thông thạo 7 thứ tiếng. Không chỉ thông thạo nhiều ngôn ngữ của các nước Tây Âu, ông Ji Xianlin còn hiểu một số cổ thư đã thất truyền, ông cũng thông thạo cả tiếng Phạn, nhiều tác phẩm cổ điển Ấn Độ đã được ông dịch. Ông Ji Xianlin cũng đã viết rất nhiều tác phẩm cổ điển hay, tuyển tập các bài tiểu luận của ông vẫn là sách bán chạy nhất.

Từ nhỏ đến khi về già, ông Ji Xianlin mắc nhiều bệnh nhưng vẫn có thể sống thọ tới 98 tuổi nhờ những bí quyết sức khỏe riêng.

Từ nhỏ đến khi về già, ông Ji Xianlin mắc nhiều bệnh nhưng vẫn có thể sống thọ tới 98 tuổi nhờ những bí quyết sức khỏe riêng.

Mặc dù cuộc đời ông cũng đã không ít lần trải qua nhiều bệnh tật nhưng ông vẫn sống tới gần 100 tuổi mới qua đời. Ông Ji Xianlin mắc bệnh hen suyễn khi còn là một thiếu niên, khi lớn lên, gánh nặng học hành khiến các vấn đề về cơ thể ngày càng nghiêm trọng. Về già, ông bị ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt.

Tuy nhiên, nhờ luôn chú ý giữ gìn và hiểu biết về các phương pháp chăm sóc sức khỏe, ông Ji Xianlin đã sống đến 98 tuổi và để lại cho đời những kho tàng văn học, văn hóa quý giá. 

Khi còn sống, ông từng được hỏi về bí quyết để có thể sống lâu và khỏe mạnh và ông đã chia sẻ có 3 việc mà ông không bao giờ làm đó là: không tập thể dục, không kén ăn và không cằn nhằn. 

1. Không tập thể dục

Nhiều người khi nghe tới điều này sẽ cảm thấy không đúng bởi vì trong mắt người thường, vận động rèn luyện thân thể cường tráng, là phương pháp giữ gìn sức khỏe cơ bản.

Thực tế, theo quan điểm của ông Ji Xianlin, nhiều người tập thể dục không vì mục đích rèn luyện sức khỏe mà chỉ để chạy theo chủ nghĩa hình thức. Đây là hình thức tập thể dục mà ông không muốn làm.

Với ông Ji Xianlin, cuộc sống là quý giá và thời gian đáng được trân trọng. Điều mà ông Ji Xianlin ủng hộ là dành tất cả thời gian quý báu cho công việc để nhận ra giá trị của bản thân, thay vì cố gắng tập thể dục chỉ để sao cho có thân hình đẹp. Ông cũng cho rằng trong quá trình ông làm việc, toàn bộ thể xác và tinh thần được cống hiến hết mình nên loại hình lao động trí óc như vậy cũng có lợi cho sức khỏe thể chất và sự phát triển tư duy.

Ngược lại, thực hiện một số bài tập thể dục vì hình thức thường gây lãng phí thời gian và không có tác dụng. Nhiều người cố gắng hết sức vì vẻ đẹp hình thể nhất thời nhưng sau một thời gian không thể duy trì được điều này. 

Về cơ bản mà nói, một số người tập thể dục có mục đích sai lầm, tập thể dục không phải để duy trì sức khỏe mà chỉ vì vẻ ngoài. Việc duy trì sức khỏe và vẻ đẹp hình thể là một quá trình lâu dài, không thể chỉ đạt được bằng cách tập thể dục qua loa hay nhất thời.

Ông Ji Xianlin không muốn tập thể dục chỉ vì hình thức bên ngoài và tập một cách nhất thời.

Ông Ji Xianlin không muốn tập thể dục chỉ vì hình thức bên ngoài và tập một cách nhất thời. 

2. Không kén ăn

Quy tắc thứ hai để có thể sống khỏe của ông Ji Xianlin là không kén ăn. Mặc dù điều này nghe có vẻ dễ nhưng thực ra không phải ai cũng có thể thực hiện. Nhiều người ngày nay có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi bừa bãi, lúc thì lao vào giảm cân, ăn kiêng khi lại ăn uống thả phanh khiến cân nặng tăng nhanh trong thời gian ngắn làm rối loạn các chức năng cơ thể, không có lợi cho tuổi thọ và sức khỏe của con người. 

Theo ông Ji Xianlin, việc hình thành thói quen ăn uống tốt, không kén chọn nên được hình thành từ khi còn nhỏ. Rất khó để thay đổi thói quen ăn uống sau khi đã hình thành. Để duy trì sức khỏe tốt, mọi người nên ăn nhiều rau, ít ăn đồ dầu mỡ, hình thành thói quen ăn uống điều độ, duy trì chế độ ăn ngày ba bữa về cơ bản là đủ, không nhất thiết phải ăn kiêng nghiêm ngặt.

3. Không cằn nhằn, cáu giận

Quy tắc giữ gìn sức khỏe cuối cùng của ông Ji Xianlin là không cằn nhằn. Trong cuộc sống hàng ngày, điều khó khăn nhất đối với chúng ta là giữ được tâm tĩnh lặng, không nóng nảy. Quy tắc không cằn nhằn của ông Ji Xianlin có thể nói là quan trọng nhất trong rất nhiều bí quyết giữ gìn sức khỏe.

Một người sẽ gặp nhiều thất bại và rắc rối trong cuộc sống của mình, nhưng giữ được thái độ tốt không chỉ rất có lợi cho việc giải quyết công việc mà còn rất có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ của con người.

Ông Ji Xianlin cho rằng đọc nhiều, mở mang tri thức và tinh thần sẽ giúp mọi người biết cách xử lý mọi khó khăn, tránh được sự cáu giận.

Ông Ji Xianlin cho rằng đọc nhiều, mở mang tri thức và tinh thần sẽ giúp mọi người biết cách xử lý mọi khó khăn, tránh được sự cáu giận.

Về phần làm thế nào để đạt được điều này, có rất nhiều cách để thực hiện chẳng hạn như phát triển thói quen đọc sách, mở ra chân trời tri thức và nâng cao tinh thần của bản thân. Sau khi thế giới nội tâm của một người phong phú và nhiều màu sắc, trạng thái tâm trí của họ sẽ hoàn toàn khác, và sẽ có nhiều cách hơn để đối phó và giải quyết các vấn đề của cuộc sống hàng ngày.

Ông Ji Xianlin, với tư cách là một bậc thầy văn học của một thế hệ, kiến ​​​​thức và hiểu biết của ông rất sâu sắc nhưng bí quyết giữ gìn sức khỏe của ông lại khá đơn giản. Tuy nhiên dù dễ thực hiện nhưng không phải ai cũng làm được và cần cố gắng kiên trì.

Thực hiện 3 thay đổi này trong bữa tối, nguy cơ ung thư, bệnh tim thấp hơn và tuổi thọ cao hơn
Một vài thói quen khi ăn tối có thể quyết định sức khỏe, nguy cơ bệnh tật của bạn trong tương lai.

Thói quen có lợi

MINH MINH (Dịch từ Aboluawang)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe