Sau một tuần ăn thịt ba chỉ, làn da người đàn ông biến đổi ngoạn mục, bác sĩ chỉ rõ lý do ít ai biết

MINH MINH - Ngày 03/02/2024 09:18 AM (GMT+7)

Bệnh loét da của bệnh nhân kéo dài suốt 20 năm nhưng đã khỏi bệnh sau khi ăn thịt trong một tuần.

Mặc dù chất béo và dầu luôn tạo cho mọi người ấn tượng xấu vì cho rằng nó là nguyên nhân của tình trạng béo phì và tăng cholesterol. Nhưng thực tế đó vẫn là những chất dinh dưỡng không thể thiếu cho cơ thể. 

Bác sĩ y học gia đình người Đài Loan Song Yanren chia sẻ trên chương trình sức khỏe "Doctors is Hot" rằng làn da của một bệnh nhân bị loét không thể giải thích được trong 20 năm sau khi ông cố tình hạn chế ăn dầu.

Bác sĩ Song Yanren chia sẻ bệnh nhân này cho rằng chất béo có hại cho cơ thể nên không ăn bất cứ thực phẩm nào chứa chất béo từ khi còn trẻ. Người đàn ông không chỉ ăn chay ba bữa mà thậm chí còn không dùng đến một giọt dầu nào, chỉ ăn đồ luộc. Kết quả không ngờ da của anh đã bị loét suốt 20 năm và không có cách nào chữa khỏi. Người đàn ông đã đi khám ở nhiều nơi nhưng không tìm ra nguyên nhân.

Người đàn ông bị loét da suốt 20 năm không rõ nguyên nhân. (Ảnh minh họa)

Người đàn ông bị loét da suốt 20 năm không rõ nguyên nhân. (Ảnh minh họa)

Cho đến một ngày, anh nghe nói ăn chất béo cũng có lợi nên lưỡng lự ăn vài lát thịt ba chỉ. Một tuần sau, tình trạng da của người đàn ông quả nhiên được cải thiện khiến anh cảm thấy khó tin. Thế nhưng sau khi da cải thiện tốt hơn, anh liền quay lại chế độ ăn không chất béo, không dầu và 2 tuần sau bệnh lại tái phát, nhưng cứ ăn thịt ba chỉ thì khỏe lại.

Nhận thấy hiệu quả thần kỳ vượt xa sự mong đợi, người đàn ông đã đáp chuyến bay đặc biệt từ Mỹ sang Đài Loan để gặp bác sĩ Song Yanren sau khi xem được thông tin trên tivi và mong bác sĩ có thể giúp mình chữa khỏ triệt để.

Cơ thể không thể thiếu chất béo

Chất béo (lipid), carbohydrate (đường) và protein là ba chất dinh dưỡng chính. Cơ quan quản lý y tế Đài Loan khuyến cáo lượng lipid mà mọi người tiêu thụ nên từ 20 đến 30%, là chất không thể thiếu đối với cơ thể con người. 

Theo thông tin từ chuyên gia dinh dưỡng toàn diện Xu Yuzhen và Sun Luxi, giáo sư Viện Khoa học Thực phẩm thuộc Đại học Quốc gia Đài Loan, tầm quan trọng của chất béo và dầu đối với cơ thể con người bao gồm:

- Cung cấp các axit béo thiết yếu: Thiếu chất béo có thể khiến da khô và bong tróc, giảm trí nhớ, tăng gàu, rối loạn sinh sản và các vấn đề khác.

- Thành phần cấu tạo nên màng tế bào: Một nửa màng tế bào của tế bào con người được cấu tạo từ chất béo, chất lượng của chất béo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tế bào.

- Giúp sản xuất hormone: Việc tổng hợp nhiều hormone như progesterone, estrogen, hormone tăng trưởng và testosterone cần có sự trợ giúp của chất béo.

- Duy trì nhiệt độ cơ thể và bảo vệ các cơ quan nội tạng: Lớp mỡ dưới da có tác dụng cách nhiệt, chống nóng, lạnh và ngăn ngừa sốc nội tạng.

- Thúc đẩy sự hấp thu các vitamin tan trong chất béo: Bao gồm vitamin A, D, E, K,...

Bác sĩ Song Yanren cho biết tình trạng viêm da của bệnh nhân được cải thiện một cách kỳ diệu sau khi ăn thịt mỡ.

Bác sĩ Song Yanren cho biết tình trạng viêm da của bệnh nhân được cải thiện một cách kỳ diệu sau khi ăn thịt mỡ.

4 bí quyết sử dụng dầu để tránh chất béo xấu

Một trong những nguồn giúp cung cấp chất béo phổ biến mà ai cũng dùng hàng ngày đó là dầu ăn. Tuy nhiên, không phải loại dầu nào cũng tốt cho cơ thể, vậy làm thế nào để chọn được loại dầu tốt nhất? Bác sĩ Zou Mengjun, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Đào Viên thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan cho biết mọi người có thể duy trì sức khỏe thông qua lượng dầu thực vật thích hợp như dầu ô liu, dầu hạt cải và dầu hướng dương.

Giáo sư Sun Luxi đề nghị mọi người nên ăn dầu cá. Dầu cá rất giàu omega-3, một chất béo bão hòa đa thành phần, đã được chứng minh về mặt y tế là hữu ích cho bệnh tim, miễn dịch, trầm cảm và các vấn đề khác. Ngoài ra, mọi người cũng nên chú ý 4 điểm chính khi sử dụng dầu để tránh ăn phải chất béo xấu:

- Khói từ dầu trong nồi có nghĩa là dầu đã bị oxy hóa, nấu ăn lúc này rất có thể sẽ sinh ra các gốc tự do.

- Chú ý điểm bốc khói: Các loại dầu mỡ khác nhau có điểm bốc khói khác nhau, tùy theo phương pháp nấu ăn mà sử dụng các loại dầu khác nhau.

+ Chiên: Chọn dầu đậu nành, dầu đậu phộng, dầu hướng dương, dầu ô liu và dầu dừa tinh luyện có điểm bốc khói cao.

+ Xào ở nhiệt độ cao: Chọn dầu ngô, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu bơ…

+ Chiên trong nước nhiệt độ thấp: Bất kỳ loại dầu nào cũng phù hợp, bao gồm dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu mè,...

+ Salad: Dùng dầu ô liu có hương vị, dầu hạt lanh, dầu mè,...

- Không đổ lại dầu thừa vào chai dầu: Hãy sử dụng hộp đựng sạch và sử dụng càng sớm càng tốt.

- Các tình trạng dầu cần loại bỏ: Dầu có mùi hôi, cảm giác dính, sẫm màu, đục, cặn, sủi bọt trên bề mặt dầu mỡ khó biến mất.

Các bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải lựa chọn đúng loại dầu tốt. (Ảnh minh họa)

Các bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải lựa chọn đúng loại dầu tốt. (Ảnh minh họa)

Chuyên gia dinh dưỡng Xu Yuzhen nhắc nhở rằng chất lượng của chất béo và dầu là rất quan trọng, chất béo không đạt yêu cầu bao gồm: axit béo hydro hóa không hoàn toàn tạo ra axit béo chuyển hóa, chất béo ôi bị oxy hóa, dầu không rõ nguồn gốc, dầu thừa dùng lại.

Các chất dinh dưỡng trong các loại dầu này không chỉ bị oxy hóa, không thể tạo ra tác dụng chống oxy hóa mà còn hình thành nhiều gốc tự do sau khi ăn, làm tổn hại màng tế bào khỏe mạnh, dễ gây viêm mãn tính, gây dị ứng, bệnh tim mạch, ung thư và nhiều bệnh khác. 

Ngoài việc chọn loại dầu tốt để hấp thụ lipid chất lượng cao, mọi người nên tiêu thụ dầu thông qua quả bơ, đậu nành Nhật Bản, hạnh nhân, đậu phộng, quả óc chó, hạt bí ngô, cá hồi và các nguyên liệu tươi khác. Những thực phẩm này không chỉ cung cấp axit béo omega -3 mà bạn còn có thể hấp thụ nhiều loại dưỡng chất từ ​​thực phẩm tươi sống.

Nhiều người chỉ ăn đồ luộc để giảm cân, chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra 6 hậu quả
Vì muốn giảm cân mà nhiều người chọn ăn đồ luộc nhưng thường xuyên ăn như vậy có tốt cho sức khỏe?

Các vấn đề sức khỏe khác

Theo MINH MINH (Dịch từ EDH)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác