Nhiều người có thói quen ăn lại thực phẩm thừa. Tuy nhiên nếu ăn thường xuyên trong thời gian dài, nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật trong cơ thể sẽ tăng cao, cảnh báo mọi người nên chú ý.
Bác sĩ chuyên khoa thận học Hồng Vĩnh Dương đã chia sẻ trong một chương trình y tế về trường hợp một người phụ nữ trung niên có thân hình béo phì. Khi khám bác sĩ phát hiện mỡ máu cao, huyết áp cao, đường huyết cao, sau khi hỏi tỉ mỉ mới phát hiện, vì 3 người con của chị đã bắt đầu học cấp 3, nên lượng thức ăn tăng lên. Do đó, bữa cơm nấu rất nhiều thức ăn, thường dẫn đến tình trạng thừa cả đống nếu không kiểm soát đúng cách, để tránh lãng phí, chị chọn lưu trữ đồ ăn thừa trong tủ lạnh, ngày hôm sau hâm nóng và ăn tiếp.
Bác sĩ Hồng Vĩnh Dương
Bác sĩ Hồng Vĩnh Dương đã từng nói với người phụ nữ, hâm nóng thức ăn thừa trước khi ăn, có thể gây hại cho tim và thận, vì vậy bác sĩ khuyên người phụ nữ nên nấu ăn vừa đủ, khi thức ăn thừa nên vứt bỏ.
Không ngờ 3 tháng sau, người phụ nữ lại đến khám bệnh, thân hình vẫn béo, lần này có triệu chứng phân có chứa máu, đi nội soi đại tràng phát hiện là bệnh ung thư đại trực tràng giai đoạn 2. May mắn cho người phụ nữ, với sự tiến bộ của y học, chỉ cần ung thư đại trực tràng được phát hiện sớm thì tiên lượng sau mổ khá tốt.
Bác sĩ chuyên khoa thận học Hồng Vĩnh Dương nhắc nhở, không được hâm nóng "loại thức ăn này" trước khi ăn vì có thể sinh ra chất gây ung thư.
1. Các loại rau xào
Mặc dù rau xào có chứa nhiều dinh dưỡng, nhưng chỉ nên ăn sau khi mới chế biến xong. Nếu rau xào một lần ăn không hết, càng để lâu, đặc biệt để qua đêm sẽ càng sản sinh ra các chất gây hại. Các chất gây hại này chính là nitrite. Các bác sĩ nói rằng, rau xanh xào nấu càng để lâu thì lượng nitrite càng sản sinh ra nhiều, ngay cả khi bảo quản rau ở trong tủ lạnh, điều này vẫn không tránh khỏi.
Bình thường, lượng nitrite từ 0,2 đến 0,5g có thể gây ngộ độc. Thời gian ủ bệnh là 1-2 ngày và thời gian ngắn là 10 phút. Hàm lượng nitrit trong rau thường là 1mg/kg, sau khi để qua đêm nó càng cao. Sau khi nitrit đi vào dạ dày, nó sẽ kết hợp với protein để tạo thành nitrosamine, một chất gây ung thư mạnh, rất dễ dẫn đến ung thư thực quản, ung thư dạ dày. Ngoài nguy cơ dẫn đến ung thư, rau thừa để lâu sẽ sản sinh rất nhiều vi sinh vật, một khi ăn thức ăn chứa vi sinh vật, cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiêu hóa.
2. Nấm
Nấm chứa nguồn protein và khoáng chất dồi dào nhưng cũng dễ dàng bị phá hủy bởi các enzyme và vi sinh vật. Chính vì vậy, nếu nấm không được bảo quản đúng cách, nấm cũng dễ bị mất chất. Khi bị hâm nóng lại, các phân tử protein trong nấm cũng sẽ bị phá vỡ khiến cho bạn bị đau bụng, hệ tiêu hóa khó chịu.
3. Hải sản
Đặc biệt, các loại hải sản như cá, tôm, cua nếu để lâu thường làm giảm lượng protein, và nếu hâm nóng nhiều lần cũng sẽ gây biến chất, làm tổn thương đến thận và gan khi ăn vào cơ thể. Do đó, trong trường hợp bạn mua nhiều hải sản, bạn ăn cho vài hộp đặt trong tủ đông và chỉ dùng lượng vừa ăn để chế biến.
4. Trứng
Trứng là một trong những loại thức ăn thừa không nên hâm lại để dùng, bởi món ăn này không nên tiếp xúc nhiều lần với nhiệt. Bởi, trứng luộc, hấp và rán có lượng canxi, chất dinh dưỡng, vitamin và nhiều yếu tố dinh dưỡng khác nhưng khi tiếp tục bị tác động bởi nhiệt độ cao, lòng đỏ của trứng có thể biến thành chất gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn phát triển mạnh khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ từ 40-150 độ F (từ 4.5 – 65.6 độ C), khiến thực phẩm bị hỏng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa.
5. Khoai tây
Tương tự, nếu chúng ta hâm nóng khoai tây một lần nữa thì không những không ngon mà còn tạo điều kiện cho một loại vi khuẩn có tên Botulism khiến người ăn bị ngộ độc. Do đó, khoai tây cũng nên được ăn sau khi chế biến và cần đưa phần thực phẩm chưa dùng hết cất vào tủ lạnh vì nhiệt độ phòng có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của các vi sinh vật.