Tác dụng của kỷ tử với sức khỏe và những lưu ý khi dùng

Ngày 22/06/2020 17:00 PM (GMT+7)

Kỷ tử là một loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền, có nhiều tác dụng với sức khỏe con người như tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa, tăng cường sinh lý,...

Kỷ tử (hay còn gọi là câu kỷ tử) là một loại dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc và được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền. Kỷ tử có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nhiều người dùng chúng để điều trị các vấn đề về gan, thận và mắt.

Kỷ tử tươi là loại quả mọng màu đỏ tươi, có vị ngọt, hơi chua chua. Chúng thường được sấy khô để dùng như một vị thuốc.

Tác dụng của kỷ tử với sức khỏe và những lưu ý khi dùng - 1

Thành phần dinh dưỡng của kỷ tử

Kỷ tử có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Loại quả này là một nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, gồm: vitamin C, chất xơ, khoáng chất, vitamin A, kẽm, chất chống oxy hóa.

Kỷ tử chứa tất cả 8 loại axit amin thiết yếu. Ngoài ra, kỷ tử còn cung cấp một lượng protein đáng ngạc nhiên so với các loại trái cây khác.

Hàm lượng chất xơ cao và lượng carb xấu trong kỷ tử là khá thấp, lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng chậm hơn và tránh những tác động xấu cho sức khỏe.

Tác dụng của kỷ tử

1. Tăng cường miễn dịch, chống cảm cúm

Các vitamin đa dạng trong kỷ tử giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, đồng thời giúp bạn ngăn ngừa cảm cúm. Trong một thí nghiệm gần đây, các nhà khoa học phát hiện kỷ tử giúp tăng cường hiệu quả của việc tiêm phòng cúm ở những con chuột trưởng thành. Điều này rất quan trọng vì vắc xin cúm không phải lúc nào cũng có hiệu quả chống lại virus.

2. Hỗ trợ giảm cân

Đây là một trong những tác dụng của kỷ tử được chị em ưa thích. Kỷ tử có thể cung cấp năng lượng lành mạnh cho chị em mà không gây béo. Hương vị dễ ăn, hàm lượng chất xơ cao của loại quả này khiến nó trở thành một bữa ăn nhẹ hoàn hảo của bạn. Chị em có thể thêm kỷ tử vào sữa chua hoặc salad để bữa ăn thêm dinh dưỡng.

Kỷ tử là một loại đồ ăn ít calo, ít đường và nó trở thành một sự thay thế hoàn hảo cho các loại trái cây sấy có làm lượng đường cao hơn.

Tác dụng của kỷ tử với sức khỏe và những lưu ý khi dùng - 2

3. Cung cấp chất chống oxy hóa cho mắt và da

Một nghiên cứu chỉ ra lượng chất chống oxy hóa rất cao có trong quả kỷ tử, đặc biệt là zeaxanthin. Zeaxanthin thường có trong kỷ tử, nghệ tây và ớt chuông.

Chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào chống lại sự phá vỡ khi chúng tiếp xúc với các yếu tố như khói và phóng xạ. Hơn thế nữa, thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa lành mạnh thường có nhiều chất xơ và ít chất béo không lành mạnh.

4. Duy trì lượng đường trong máu

Thêm một tác dụng tuyệt vời của kỷ tử là nó duy trì và cân bằng lượng đường trong máu. Kỷ tử có khả năng hạ đường huyết, cải thiện dung nạp đường, làm giảm kháng insulin, cải thiện và phục hồi các tế bào giúp sản xuất insulin.

Tuy nhiên, nếu sử dụng kỷ tử nhằm kiểm soát lượng đường trong máu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

5. Tăng testosterone

Kỷ tử có tác dụng làm tăng nội tiết tố nam testosterone, vì vậy nó có thể hỗ trợ khả năng sinh sản. Kỷ tử có thể giúp tăng số lượng tinh trùng và di chuyển, cải thiện khả năng tình dục, duy trì khả năng cương cứng, chống xuất tinh sớm, cải thiện nội tiết tố nam testosterone

Nghiên cứu cho thấy kỷ tử có thể là một thay thế cho đơn thuốc cho chứng rối loạn cương dương.

Ngoài ra, kỷ tử có nhiều tác dụng khác như cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng khả năng tập trung, bổ sung năng lượng, điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ đau tim, giảm đau viêm khớp,...

Những lưu ý khi sử dụng kỷ tử

Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng kỷ tử thường xuyên. Dù kỷ tử không có nhiều tác dụng phụ nhưng nó có thể tương tác với bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang sử dụng.

Tránh thêm kỷ tử vào chế độ ăn uống của bạn trong các trường hợp sau:

- Bạn đang sử dụng một số loại thuốc, như thuốc làm loãng máu, thuốc trị tiểu đường và thuốc huyết áp.

- Bạn dị ứng với trái cây.

- Không đủ nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai có thể dùng kỷ tử một cách an toàn. Có một số ý kiến cho rằng kỷ tử có thể khiến tử cung co lại. Vì vậy, nếu bạn có thai hãy cẩn thận và tránh dùng kỷ tử.

- Một phần tư cốc quả kỷ tử có thể đáp ứng 340% lượng vitamin A cần thiết. Bạn có thể điều chỉnh để giảm nguy cơ nhiễm độc vitamin A.

Tác dụng của kỷ tử với sức khỏe và những lưu ý khi dùng - 3

Cách sử dụng kỷ tử

Có rất nhiều nơi bán kỷ tử khô đóng gói sẵn. Bạn cũng có thể mua kỷ tử tươi dù hiếm hơn. Hãy dùng loại quả này tương tự như nho khô. Bạn có thể trộn kỷ tử vào ngũ cốc ăn sáng hoặc sữa chua. Bạn cũng có thể uống kỷ tử như nước trái cây hoặc trà.

Kỷ tử cũng có thể được dùng như nguyên liệu để nấu các món mặn như thịt hầm, gà hầm nhằm tăng vị ngọt cho món ăn. Đồng thời, hàm lượng vitamin C có trong kỷ tử sẽ giúp cơ thể bạn hấp thụ sắt trong thịt hiệu quả hơn.

Kỷ tử là loại quả được coi là an toàn cho hầu hết mọi người. Một số trường hợp gặp vấn đề tiêu hóa nhẹ trong lần đầu ăn kỷ tử. Đây có thể là một tác dụng phụ phổ biến. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề tiêu hóa hoặc tiêu hóa mãn tính, hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng kỷ tử như một loại thuốc.

Cách bảo quản hạt kỷ tử

Kỷ tử rất dễ ẩm mốc, nếu không được bảo quản kỹ sẽ làm hao hụt dinh dưỡng có trong kỷ tử. Đối với kỷ tử khô, bạn nên cho vào túi buộc kín hoặc lọ khô vặn chặt nắp rồi cất nơi khô thoáng, có thể để trong tủ lạnh. Tuy nhiên, kỷ tử dùng tốt nhất là trong vòng 2 tuần kể từ ngày mở ra.

Nếu bạn mua số lượng lớn, hãy phơi chúng dưới nắng rồi cho vào túi kín và để nơi thoáng khí. Một thời gian sau phải kiểm tra để xem có bị ẩm mốc không.

Đối với kỷ tử tươi, tốt nhất là nên sử dụng trong vòng 2 - 3 ngày. Nếu bạn muốn sử dụng lâu dài, hãy phơi khô kỷ tử rồi sấy ở nhiệt độ từ 30 - 45 độ C.

Nguồn tham khảo:

8 Healthy Facts About the Goji Berry - đăng tải trên trang tin y tế Healthline. Xuất bản ngày 27/9/2019.

15 tác dụng của lá lốt và cách sử dụng hiệu quả
Lá lốt làm nguyên liệu chế biến món ăn, còn có tác dụng điều trị chứng cảm lạnh, đau nhức xương khớp, làm đẹp, bệnh dạ dày,... Ngoài ra nó còn một số...

H.M (Dịch từ Healthline)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe