Tại sao bị cảm lạnh, cảm cúm dưới lăng kính y học cổ truyền Ấn Độ Ayurveda?

Ngày 12/12/2019 12:00 PM (GMT+7)

Ai trong chúng ta cũng từng rơi vào tình cảnh cả gia đình cùng mắc cảm, cảm cúm dây chuyền từ ông bà, bố mẹ đến con cái. Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao chúng ta mắc cảm cúm? Và dưới lăng kính y học cổ truyền Ấn Độ Ayurveda có gì khác biệt?

Ayurveda là gì?

Nói đến hệ thống phòng và chữa bệnh lâu đời nhất thế giới, không thể không nhắc đến Ayurveda (Ayurveda là khoa học và cuộc sống) - hệ thống y học cổ xưa bắt nguồn từ Ấn Độ cách đây hàng nghìn năm. 5000 năm trước Ayurveda đã khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa sức khỏe và sự cân bằng Thân Thể (Thân), Tâm Trí (Trí) và Cảm xúc (Tâm). Mục tiêu lớn nhất của Ayurveda là giúp bạn tăng cường sức khỏe thông qua lối sống, ăn uống, sử dụng thảo dược để cơ thể có khả năng tự chữa lành hơn là chiến đấu với bệnh tật. Vậy làm sao để con người có sức khỏe tốt? Rất đơn giản, chỉ cần “Thân Tâm Trí” của bạn cân bằng, hòa hợp sẽ mang lại sức khỏe tốt, ngược lại nếu “Thân Tâm Trí” mất cân bằng sẽ sinh ra bệnh tật. “Thân Tâm Trí” lại bị ảnh hưởng bởi các nguồn năng lượng Đất (Kapha), Gió (Vata) và Lửa (Pitta) có sẵn trong cơ thể và vũ trụ chi phối*. Theo Ayurveda, những yếu tố ảnh hưởng đến sự mất cân bằng năng lượng của bạn phải kể đến như sau: sự di truyền, mùa màng, thức ăn, cảm xúc, suy nghĩ và tuổi tác.

Tại sao bị cảm lạnh, cảm cúm dưới lăng kính y học cổ truyền Ấn Độ Ayurveda? - 1

Ayurveda - hệ thống y học cổ của Ấn Độ cách đây hàng nghìn năm

Tại sao bị cảm lạnh, cảm cúm?

Nếu như Tây y quan niệm cảm cúm là bệnh truyền nhiễm bắt nguồn từ vi rút ở đường hô hấp trên, và hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với virus gây ra các triệu chứng cảm, cảm cúm như ho, ngứa họng, sổ mũi..v.v thì Ayurveda quan niệm cảm cúm do cơ thể mất cân bằng, khi năng lượng Đất (Kapha) và Gió (Vata) trội hơn năng lượng Lửa (Pitta). Điều này thường xảy ra vào những lúc chuyển mùa, khi mùa Đông và Xuân (mùa của Vata và Kapha) đến khiến năng lượng Lửa (Pitta) trong cơ thể bị suy yếu. Ngoài ra vì năng lượng Lửa (Pitta) chịu trách nhiệm duy trì quá trình trao đổi chất, tiêu hóa nên chế độ ăn uống sai khiến rối loạn tiêu hóa và cơ thể mất cân bằng làm cảm, cảm cúm dễ dàng tấn công. Hơn thế, cảm xúc cũng ảnh hưởng trực tiếp lên hệ tiêu hóa và sức khỏe. Nếu bạn cho phép những cảm xúc như sự tức giận, thù hận chi phối lên tâm trí, sự mất cân bằng về cảm xúc và lý trí sẽ chi phối hành động khi ta ăn, dẫn đến lựa chọn sai loại thức ăn, sai lượng thức ăn và thời gian ăn điều này ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa (Pitta), một khi hệ tiêu hóa không hoạt động tốt, sức khỏe chắc chắn bị ảnh hưởng và cơ thể sẽ dễ mắc cảm, cảm cúm.

Thực phẩm có khả năng “chữa lành” cảm, cảm cúm theo Ayurveda.

Các loại thức ăn khác nhau mang trong mình những năng lượng khác nhau như Đất (Kapha), Gió (Vata) và Lửa (Pitta) nên sẽ ảnh hưởng đến năng lượng trong cơ thể bạn. Việc sử dụng các thực phẩm hay thảo dược một cách khôn ngoan sẽ giúp cơ thể từ trạng thái mất cân bằng trở về cân bằng. Vì vậy, việc chúng ta cần làm khi bị cảm cúm là dùng các thức ăn, thảo dược nhằm tăng cường năng lượng Lửa (Pitta), giảm thiểu năng lượng Đất (Kapha) và Gió (Vata). Đồng thời, việc giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt cũng giúp ích để tăng cường hệ miễn dịch chống lại cảm, cảm cúm.

Gừng, Tiêu, Ngò Rí, Riềng, Thì là Ai Cập - hơn cả những gia vị cho bữa ăn: Các gia vị này rất quen thuộc trong mỗi bữa ăn của người Việt Nam, ngoài công dụng kích thích mùi vị, những loại rau này còn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, các loại thảo dược như Gừng, Cà Trái Vàng, Tiêu Lốt, Ngò Rí, Riềng, Tiêu Đen, Cam Thảo, Cang Mai là những thảo dược tính nóng giúp tăng cường năng lượng Lửa (Pitta), làm giảm năng lượng Đất (Kapha) và Gió (Vata).

Tại sao bị cảm lạnh, cảm cúm dưới lăng kính y học cổ truyền Ấn Độ Ayurveda? - 2

Bữa ăn của cả nhà đều rất quen thuộc với các loại gia vị như Gừng, Tiêu, Ngò Rí…

Nhấp ngụm nước ấm mỗi 20 phút trong cả ngày: Uống đủ nước là nguyên tắc cơ bản giúp cơ thể đào thải độc tố, ngoài ra nước ấm nóng cũng giúp tăng cường năng lượng Lửa (Pitta), cân bằng năng lượng Gió (Vata) và Đất (Kapha).

Sử dụng trà thảo dược với 14 thành phần thảo dược được ứng dụng theo y học cổ truyền Ayurveda như: Cách cỏ, Tiêu lốp, Thổ đinh quế, Ngò rí, Gừng, Tiêu đen, Vàng đắng, Thì là Ai Cập, Cang Mai, Hạt Carom, Riềng, Cà trái vàng, Cỏ Pathpadagam và Cam thảo giúp cải thiện 7 triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm như: đau đầu, sổ mũi, đau họng, nhức mỏi, ho, hắt hơi, nghẹt mũi. Đặc biệt khi dùng trà thảo dược kết hợp lối sống lành mạnh như ngủ nghỉ điều độ sẽ giúp cơ thể trở về trạng thái cân bằng “Thân Tâm Trí” từ đó cảm cúm được đẩy lùi.

Ngủ trước 10 giờ tối: Khi ngủ là lúc cơ thể nạp đầy năng lượng và tự chữa lành. Đặc biệt vào lúc 10 giờ tối là  thời gian của năng lượng Lửa (Pitta) của ngày. Vì vậy lên giường trước 10h tối giúp ta tận dụng hoàn toàn nguồn năng lượng này để chữa lành khi chúng ta ngủ.

Tại sao bị cảm lạnh, cảm cúm dưới lăng kính y học cổ truyền Ấn Độ Ayurveda? - 3

Thực hành cân bằng “Thân Tâm Trí” mỗi ngày để cảm lạnh, cảm cúm không thể gián đoạn việc tận hưởng cuộc sống của bạn.

Trà thảo dược COLD & FLU xuất xứ từ Sri Lanka, hiện được bán ở các nhà thuốc và Tiki.

*Xem thêm thông tin về các nguồn năng lượng tại đây
Hà Phương.
Nguồn: [Tên nguồn].

Tin bài cùng chủ đề Bệnh cảm cúm