Thấy con hay sờ đầu, gãi tai, mẹ ngỡ ngàng khi biết con mắc bệnh lúc nào không hay

Ngày 22/09/2018 10:00 AM (GMT+7)

Tưởng con gãi đầu, gãi tai do tò mò muốn tự khám phá cơ thể nhưng người mẹ không ngờ hóa ra con đang gặp vấn đề không hề nhẹ.

Trẻ nhỏ khi chưa biết nói thường khó có thể diễn tả được những gì đang xảy ra với cơ thể của chúng mà chỉ có thể bộc lộ qua hành động, tiếng khóc hay bỏ ăn.

Một căp vợ chồng ở Trung Quốc thấy cậu con trai nhỏ An An gần đây hay đưa tay lên gãi đầu, gãi tai. Lúc đầu họ nghĩ rằng đó chỉ là hành động bình thường của con trẻ đang tự khám phá cơ thể của chính mình.

Tuy nhiên 2 tuần sau đó, nggười mẹ dần cảm thấy có điều bất ổn với con trai bởi mỗi lần cậu bé đưa tay lên đầu thì mặt mày đều cau có như khó chịu.

Thấy con hay sờ đầu, gãi tai, mẹ ngỡ ngàng khi biết con mắc bệnh lúc nào không hay - 1

Theo bản năng của người mẹ, cô nghi ngờ con trai có thể có vấn đề nên đã đưa con tới bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ sau đó chẩn đoán cậu bé bị nhiễm trùng tai hay còn gọi là viêm tai giữa. Vì cha mẹ cậu bé phát hiện khá muộn nên tình trạng nhiễm trùng cũng không hề nhẹ.

May mắn khi các bác sĩ nói cậu bé vẫn có cơ hội phục hồi nhưng nếu chậm trễ hơn có thể sẽ gây tổn hại tới thính lực.

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. 75% trẻ em đều mắc ít nhất một lần viêm tai giữa trước thời điểm 3 tuổi. Khi mắc viêm tai giữa, thính lực của trẻ có thể bị suy giảm và nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể điếc vĩnh viễn.

Dấu hiệu khi trẻ bị viêm tai giữa

Thấy con hay sờ đầu, gãi tai, mẹ ngỡ ngàng khi biết con mắc bệnh lúc nào không hay - 2

Những biểu hiện đặc trưng khi trẻ bị viêm tai giữa:

- Chảy mủ tai và đau nên trẻ hay quấy khóc;

- Đưa tay dụi hoặc cấu tai;

- Chán ăn, nôn hoặc tiêu chảy, có thể sốt cao.

- Khi ấn vào vùng tai hoặc kéo vành tai bệnh nhân đau nhói. Trẻ nhỏ khóc thét.

- Ở trẻ lớn còn kêu đau đầu, nghe kém.

Phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ     

Trẻ bú mẹ ít bị viêm tai giữa vì trong sữa mẹ có kháng thể giúp bé có sức đề kháng tốt. Hơn nữa, vấn đề vệ sinh cho trẻ như khi tắm không để nước vào tai giữa, vệ sinh mũi họng để trẻ không bị viêm hô hấp trên, amidan, VA vì giữa mũi họng và tai trong có ống thông nhau nên vi khuẩn vùng mũi họng qua đó mà lan sang tai. Khi đã bị bệnh cần được bác sĩ thăm khám và kê đơn điều trị, theo dõi chặt chẽ các biến chứng. Trẻ sinh ra có yếu tố nguy cơ (gia đình có anh chị em bị VTG) càng cần chú ý khi có dấu hiệu đau tai và sốt.

Mẹ thổi bột sắn dây để trị viêm tai giữa cho con khiến cư dân mạng phản đối gay gắt
Có đến 90% ý kiến phản bác lại cách làm của bà mẹ trẻ và khuyên chị nên cho con đi thăm khám bác sĩ.
Hoàng Dương (Dịch từ TheAsianParent)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Viêm tai giữa