Thèm 7 món sau chứng tỏ cơ thể bạn đang thiếu chất, món cuối nếu càng cố dùng thì cơ thể càng mất canxi

MINH MINH - Ngày 18/01/2024 09:03 AM (GMT+7)

Thèm ăn đôi khi không chỉ vì đói mà có thể do bạn đang thiếu một loại chất dinh dưỡng nào đó.

Việc thỉnh thoảng bạn cảm thấy đói và đặc biệt thèm ăn là điều mà ai cũng từng trải quả. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng người Trung Quốc Gao Minmin chỉ ra rằng khi mọi người đột nhiên cảm thấy đói và muốn ăn một số loại thực phẩm nào đó, rất có thể cơ thể đang cố nói rằng bạn đang thiếu những chất dinh dưỡng này.

1. Muốn ăn đồ ngọt

Có thể thiếu: Crom, năng lượng

Khuyến nghị bổ sung: Bánh mì nướng nguyên hạt, trái cây, khoai lang, ngũ cốc bột yến mạch.

Thiếu crom có ​​thể ảnh hưởng đến chức năng insulin, dẫn đến giảm khả năng dung nạp đường, hoặc thiếu năng lượng khiến cơ thể thèm đồ ngọt để bổ sung. Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan khuyến cáo rằng lượng đường tinh luyện hàng ngày trong chế độ ăn uống không được vượt quá 10% tổng lượng calo, và tốt hơn là nên giảm xuống dưới 5%.

Thèm 7 món sau chứng tỏ cơ thể bạn đang thiếu chất, món cuối nếu càng cố dùng thì cơ thể càng mất canxi - 1

2. Muốn ăn sô cô la

Có thể thiếu hụt: Magie, vitamin B.

Khuyến nghị bổ sung: Rau bina, các loại hạt, yến mạch, rong biển.

Thiếu phức hợp magie và vitamin B dễ dẫn đến trầm cảm và mệt mỏi, ăn sô cô la có đường có thể tạm thời làm tăng lượng đường trong máu và khiến bạn cảm thấy vui vẻ. Nếu thực sự muốn ăn thì nên ăn sô cô la nguyên chất không đường để giảm bớt cảm giác khó chịu.

3. Muốn ăn thịt và phô mai

Có thể thiếu: Sắt, canxi, axit amin.

Khuyến cáo bổ sung: Huyết heo, huyết vịt, sữa, trứng.

Nếu bạn bị thiếu chất dinh dưỡng trong thời gian dài, não sẽ gửi tín hiệu "ăn" để bù đắp lượng chất dinh dưỡng chúng ta đang thiếu. Vì vậy, nếu bạn luôn thèm ăn thịt hoặc thích ăn phô mai thì đó có thể là tín hiệu cảnh báo bạn nên ăn nhiều thịt hơn.

Thèm 7 món sau chứng tỏ cơ thể bạn đang thiếu chất, món cuối nếu càng cố dùng thì cơ thể càng mất canxi - 2

4. Muốn ăn đá viên

Có thể thiếu hụt: Sắt, hoặc thay đổi nội tiết tố.

Nên bổ sung: Rau dền đỏ, tiết lợn, tiết vịt, quả kiwi, ổi, cam quýt.

Khi thiếu sắt, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên để sản sinh ra nhiều hồng cầu hơn, dẫn đến thèm ăn đá viên để giải nhiệt, hoặc sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai, mãn kinh có thể khiến bạn nóng trong, khó chịu, khát nước đá.

5. Muốn ăn đồ chiên

Có thể thiếu: Nước, chất điện giải, canxi.

Khuyến cáo bổ sung: Mộc nhĩ trắng, cam, nước điện giải, sữa.

Thèm đồ chiên mặn có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng mất nước nhẹ hoặc mất cân bằng điện giải khi cơ thể cố gắng cân bằng.

Thèm 7 món sau chứng tỏ cơ thể bạn đang thiếu chất, món cuối nếu càng cố dùng thì cơ thể càng mất canxi - 3

6. Muốn uống rượu

Có thể thiếu hụt: Canxi, protein, magie.

Khuyến nghị bổ sung: Cá khô, hạt mè đen, sữa đậu nành, rau xanh.

Ham muốn uống rượu có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang căng thẳng và muốn thư giãn. Rượu sẽ làm suy yếu chức năng ức chế cảm xúc của vỏ não nên tinh thần bạn sẽ thoải mái hơn. Nên bổ sung canxi, protein, magie để tránh uống quá nhiều và gây hại cho cơ thể.

7. Muốn uống cà phê hoặc soda

Thèm 7 món sau chứng tỏ cơ thể bạn đang thiếu chất, món cuối nếu càng cố dùng thì cơ thể càng mất canxi - 4

Có thể thiếu hụt: Canxi.

Khuyến nghị bổ sung: Phô mai, cá khô, canxi, mè đen, rong biển.

Tiêu thụ đồ uống chứa caffeine thường xuyên sẽ khiến canxi bị lọc ra ngoài, thiếu canxi sẽ dẫn đến tinh thần căng thẳng và càng thèm caffeine, từ đó tạo thành một vòng luẩn quẩn bất tận. Khuyến cáo rằng lượng caffeine tiêu thụ hàng ngày nên dưới 300 mg để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

5 dấu hiệu trong kỳ kinh nguyệt chứng tỏ cơ thể chưa thải sạch máu bẩn, độc tố còn tồn đọng
Các bác sĩ nhắc nhở nếu máu kinh không được dẫn lưu sạch trong thời gian dài có thể gây ứ máu và ảnh hưởng đến sức khỏe phụ khoa.

Kinh nguyệt

Theo MINH MINH (Dịch từ SETTN)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác