Thịt đỏ như thịt lợn, bò,... là thực phẩm rất quen thuộc với hầu hết mọi người. Với người khỏe mạnh, ăn thịt đỏ vừa phải có thể không sao nhưng với một số người dù ăn ít cũng có thể gây hại.
Thịt đỏ bao gồm thịt lợn, thịt bò... thường mang tiếng xấu đối với sức khỏe. Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Roxana Ehsani - Người phát ngôn truyền thông của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng cho biết: “Ăn thịt đỏ thường xuyên có liên quan đến việc tăng nguy cơ cholesterol cao và huyết áp cao, cả hai đều có thể dẫn đến bệnh tim và cũng làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư. Một số nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra rằng ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và thậm chí có thể làm giảm tuổi thọ của một người".
Tuy nhiên, không chỉ riêng thịt đỏ có thể gây ra các vấn đề. Cách bạn nấu thịt đỏ cũng có thể là nguyên nhân. Chuyên gia Ehsani cho biết thêm: “Nếu bạn nướng và thịt bị cháy thì nó có thể chứa các chất gây ung thư, có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư".
Một số sản phẩm chế biến sẵn làm từ thịt đỏ cũng làm tăng nguy cơ tiêu thụ quá nhiều muối. Chuyên gia Ehsani nói: “Một số loại thịt đỏ như xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói, thịt nguội, cũng có thể chứa rất nhiều muối, làm tăng huyết áp".
Với người khỏe mạnh, ăn thịt đỏ vừa phải có thể không sao nhưng với một số người dù ăn ít cũng vẫn có hại. Dưới đây là 6 người không bao giờ nên ăn thịt đỏ.
1. Những người có cholesterol cao
Thật không may, nếu bạn đã có lượng cholesterol cao, việc tiêu thụ thịt đỏ sẽ không giúp mức cholesterol của bạn thấp hơn mà ngược lại, nó sẽ làm tăng chỉ số đó nhiều hơn.
Đối với những người có cholesterol cao, tốt nhất bạn nên hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, chỉ ăn khoảng một hoặc hai lần một tháng và cố gắng chọn phần thịt đỏ nhiều nhất khi ăn. Thịt sườn, thịt thăn hoặc thăn lưng là những lựa chọn tốt nhất.
2. Những người bị bệnh tim
Những người bị bệnh tim nên thận trọng khi ăn thịt đỏ.
"Ví dụ, một người bị bệnh tim có thể đã bị tích tụ nhiều mảng bám trong động mạch. Họ nên ăn chế độ rất ít chất béo không có lợi như chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa vì nó có thể gây ra nhiều mảng bám hơn", chuyên gia Ehsani nói. "Sự tích tụ mảng bám này nếu ngày càng nhiều hơn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nguy hiểm hoặc tử vong do đột quỵ hoặc đau tim".
3. Những người bị bệnh thận giai đoạn cuối (giai đoạn 3-5, không phải chạy thận nhân tạo)
Chế độ ăn giàu protein khi thận của bạn không hoạt động tốt có thể gây hại nhiều hơn là có lợi. Bạn có thể cần giảm lượng protein từ 0,6-0,8 gam protein cho mỗi kg cân nặng tùy thuộc vào chức năng thận. Nếu bạn mắc phải tình trạng này, hãy đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với sức khỏe của bản thân.
4. Những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tim
Nếu bạn có một hoặc một số yếu tố nguy cơ của bệnh tim như huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường, béo phì, ít hoạt động thể chất và / hoặc đang ăn một chế độ ăn uống không lành mạnh, bạn nên thận trọng hơn với việc tiêu thụ thịt đỏ thường xuyên.
Chuyên gia Ehasni cho biết những người mắc các chứng bệnh này có khuynh hướng phát triển bệnh tim và có nhiều nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe khác. Tốt nhất những người có nguy cơ này nên hạn chế ăn thịt đỏ càng nhiều càng tốt, và thay vào đó tập trung vào việc chọn những phần protein nạc, chẳng hạn như ức gà, cá trắng, đậu hoặc đậu lăng".
5. Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư
Theo chuyên gia Ehsani, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng ăn thịt đỏ và thịt chế biến thường xuyên có nguy cơ phát triển ung thư ruột kết cao hơn. Cô khuyên những người có tiền sử gia đình bị ung thư ruột kết nên thận trọng hơn khi ăn thịt đỏ.
Một nghiên cứu mới cho thấy thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể gây ra tổn thương di truyền và cũng có thể gây ung thư ruột kết.