Nhiều người vì tiết kiệm nên thức ăn nấu chín còn thừa sẽ cất để đến hôm sau ăn. Tuy nhiên liệu điều này có làm tăng nguy cơ nhiễm sán lợn hay không?
Giáo sư – Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Văn Đề - Nguyên trưởng bộ môn Ký sinh trùng, trường Đại học Y Hà Nội và Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ giúp quý độc giả giải đáp thắc mắc về sán lợn.
Bác sĩ cho em hỏi, gia đình em thường ăn không hết thì mình để sáng hôm sau ăn lại có sợ sán lợn hay đun chín rồi nên không sợ nữa?
Chúng ta hãy ăn chín uống sôi. Nếu thức ăn vẫn còn thì cần phải bảo quản trong tủ lạnh như thế nào thật tốt, chứ không sẽ bi ôi thiu mà khi đó không phải ký sinh trùng, mà là vi khuẩn. Nó sẽ gây bệnh về đường tiêu hóa. Còn ấu trùng sán lợn cho dù để ở đâu (ngăn mát hay ngăn đá) thì nó cũng không chết.
Thường thường chúng ta hay để thức ăn ở ngăn đá, khi đưa ra nấu chín thì mặt ngoài đảm bảo nhiệt độ cho ký sinh trùng chết. Tuy vậy ở trong còn lạnh vẫn chưa đủ nhiệt độ nên đôi khi chúng ta tưởng rằng nấu chín rồi mà hóa ra vẫn chưa đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tôi ở trong vùng có phát hiện bị sán lợn nhưng tôi không biết và vẫn ăn thịt lợn mỗi ngày và vẫn khỏe mạnh bình thường. Vậy tôi có nên đi xét nghiệm hay chờ những biểu hiện rõ ràng?
Sán lợn hay tập trung ở những bộ phận nào của lợn nhất để tránh mua phải ạ?
Tôi cực kỳ thích sashimi – các món ăn tái kiểu Nhật – liệu ăn sashimi sống có nguy cơ nhiễm sán không?
Người Nhật là một trong những dân tộc thích ăn sống, đặc biệt là cá. Đối với con cá, người ta phải lựa chọn cực kỳ kỹ lưỡng đến mức độ giá của nó cực kỳ đắt, vì thế sẽ đảm mọi an toàn.
Ở Việt Nam, mọi người cũng sẽ ăn cá sống nhiều và nếu như cá được nuôi trong môi trường sạch, được giết mổ đúng cách thì lượng sán trong đó rất ít.
Thịt có nhiễm sán nhưng chế biến chín thì khi ăn có còn nguy hại đến sức khỏe con người không thưa chuyên gia?