Theo các chuyên gia việc tiêm phòng cúm là rất cần thiết để phòng bệnh, nhưng muốn đạt hiệu quả cao nhất thì cần tiêm đúng thời điểm và thời gian.
Nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM
Đang là giao mùa Thu-Đông, điều kiện thời tiết, độ ẩm... rất thuận lợi cho các loại dịch bệnh rất dễ lây lan và phát triển, trong đó có dịch cúm. Thực tế cho thấy, số bệnh nhân mắc cúm được ghi nhận vẫn gia tăng tại các bệnh viện. Đặc biệt, tại tỉnh Bắc Kạn mới đây ghi nhận hơn 700 trẻ bị sốt, trong đó có 109 trẻ nhập viện và 01 trường hợp tử vong. Kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy, 5/7 mẫu dương tính với cúm B (2 mẫu âm tính), hiện ngành y tế tỉnh Bắc Kạn đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phòng chống bệnh.
Vì sao cần tiêm phòng cúm hằng năm?
Theo các chuyên gia, để phòng cúm, ngoài biện pháp khử khuẩn, đeo khẩu trang thì việc tiêm vắc xin rất quan trọng. PGS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế luôn khuyến cáo mọi người nên tiêm phòng cúm và việc này phải được thực hiện hàng năm bởi vắc xin cúm không sinh miễn dịch và bảo vệ cơ thể vĩnh viễn. Qua thời gian, kháng thể có trong vắc xin sẽ giảm dần, dẫn đến hiệu quả phòng bệnh cũng giảm.
TS.BS Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM cho rằng, virus cúm thay đổi cấu trúc rất nhanh, mỗi năm một khác do vậy việc tiêm vắc xin hàng năm là cần thiết và quan trọng. “Tôi lấy một ví dụ đơn giản, cấu trúc virus cúm năm 2021 là A, nhưng sang năm 2022 lại thay đổi thành A+ hoặc B. Khi đó, nếu vẫn dùng vắc xin theo cấu trúc cũ là A thì hiệu quả bảo vệ không cao. Do vậy, việc tiêm lại vắc xin phòng cúm mỗi năm là rất quan trọng”, bác sĩ Khanh lý giải.
Các chuyên gia đều khẳng định, mọi người cần tiêm phòng cúm hàng năm để bảo vệ cơ thể. Ảnh minh họa.
Tiêm vắc xin cúm có thể tránh hẳn mắc cúm?
TS.BS Trương Hữu Khanh cho biết, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tất cả các loại vắc xin cúm đã được chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm thiểu 70-80% tỷ lệ tử vong do cúm.
“Như đã nói trên hiệu lực bảo vệ của cúm chỉ kéo dài trong khoảng 1 năm, vì virus cúm thường có tính đột biến và khả năng thay đổi liên tục cấu trúc kháng nguyên theo chu kỳ năm. Do đó, việc tiêm nhắc lại vắc xin cúm nhắc lại hàng năm là cần thiết. Nếu tiêm vắc xin cúm năm nay, nhưng năm sau không tiêm thì khả năng mắc cúm là rất bình thường”, bác sĩ Khanh chia sẻ.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, thời điểm tiêm vắc xin phòng cúm cũng rất quan trọng. Theo đó, thời điểm thích hợp tiêm vắc xin cúm là khoảng 2 tuần đến 1 tháng trước khi vào mùa dịch vì sau khi tiêm, cơ thể cần 2 tuần để sản sinh kháng thể chống lại virus cúm. “Trường hợp đầu tuần tiêm vắc xin nhưng cuối tuần mắc cúm cũng không có gì là lạ, vì vắc xin chưa sinh đủ kháng thể để chống lại virus”, bác sĩ Khanh cho hay.
Ai nên tiêm phòng cúm?
Nhóm nên tiêm phòng cúm là trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho đến người trưởng thành. Với trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đến 8 tuổi, cần tiêm vắc xin cúm 2 mũi, do đó, cha mẹ nên cho trẻ chủ động tiêm sớm hơn. Các mũi tiêm cần cách nhau ít nhất 4 tuần, điều này đảm bảo cơ thể trẻ có thể đáp ứng và tạo miễn dịch tốt hơn, tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, người bị dị ứng nghiêm trọng, có thể phản ứng quá mẫn nặng đe dọa tính mạng hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong vắc xin không nên tiêm phòng vắc xin cúm. Một số trường hợp có vấn đề sức khỏe khác cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện tiêm phòng.
Tin liên quan
Sau khi ăn thịt ngan, gà bệnh tại gia đình, bé gái 4 tuổi xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường và được đưa đến viện điều trị. Qua xét...
Việc ăn uống và sinh hoạt cân bằng trong dịp Tết Nguyên đán là rất quan trọng để vừa bảo vệ sức khỏe, vừa không bị đảo lộn nhịp sinh học của...
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp. Các Hiệp Hội Y Khoa Quốc tế và Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo nên tiêm vắc-xin cúm...
Hiện số ca mắc cúm A vẫn đang tiếp tục gia tăng, vậy khi mắc cúm mọi người cần làm gì và tránh điều gì? Thắc mắc này sẽ được bác sĩ nội trú...
Tin bài cùng chủ đề Dịch cúm
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo châu Âu cần chuẩn bị cho một đại dịch cúm có nguy cơ cao lây từ động vật sang người.