Bệnh sùi mào gà gây ra bởi HPV (human papilloma virus), virus gây u nhú ở người. HPV có hơn 100 tuýp khác nhau và có những tuýp có thể gây ung thư nhưng cũng có những tuýp không gây được ung thư.
Sùi mào gà lây qua đường nào?
Y học thế giới đã công bố tìm thấy có hơn 100 loài vi rút gây u nhú ở người, trong đó hơn 40 loài gây bệnh, đặc biệt type 16 và18 gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới, type 6 và 11 gây sùi mào gà ở nam giới.
Biểu hiện của vi rút HPV gây u nhú như trên da tay, chân, biểu hiện của bệnh là các u nổi lên, khô, sần, được gọi là mụn cóc. Khi ở bộ phận sinh dục, chúng được gọi là mụn cóc sinh dục. Đặc điểm ở bộ phận sinh dục là vùng da, niêm mạc ướt nên mụn cóc sinh dục thường nổi sùi lên như bông cải, nên được gọi là bệnh mồng gà hay sùi mào gà.
PGS Lê Hữu Doanh – PGĐ Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết bệnh sùi mào gà lây nhiễm qua đường tiếp xúc như quan hệ tình dục không an toàn. Bố mẹ bị sùi mào gà nhất là mẹ nếu chăm sóc con không chú ý có thể lây nhiễm sang cho con.
Nhiều trường hợp trẻ bị sùi mào gà có liên quan tới cắt bao qui đầu, nong bao quy đầu có thể xảy ra vì PGS Doanh cho biết nếu môi trường, vệ sinh phòng khám không tốt, thiết bị nhiễm vi rút trong quá trình nong tách có thể gây xước xát niêm mạc và truyền bệnh.
Nhiều trẻ bị bệnh sùi mào gà phải nằm viện điều trị
Bác sĩ Nam khoa Nguyễn Khắc Lợi – Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết ông đã gặp rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ 2 – 3 tuổi cũng bị sùi mào gà có thể do một nụ hôn của mẹ, của bố. Có cháu bé 2 tuổi bị sùi mào gà quanh miệng, mắt, mẹ cháu tưởng bệnh lý bình thường nhưng khi đi khám thì phát hiện ra đó là sùi mào gà.
Trong vòng 1 năm qua, Bệnh viện Da liễu trung ương đã điều trị cho 150 cháu bị sùi mào gà trong đó Hà Nội có 45 cháu, Hưng Yên có 52 cháu và các tỉnh khác là 51 cháu. Và con số này đang có dấu hiệu tăng lên.
Chưa có thuốc đặc trị
PGS Lê Hữu Doanh cho biết bệnh sùi mào gà đến nay chưa có thuốc đặc trị vi rút này nên Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm vắc xin HPV để ngừa ung thư cổ tử cung cho bé gái.
Hiện nay, việc điều trị sùi mào gà có nhiều phương pháp như bôi thuốc, áp lạnh, đốt có tổn thương, sử dụng các thuốc trong kích thích miễn dịch điều trị tại chỗ.
Trẻ nhỏ mắc sùi mào gà thì việc điều trị khó khăn hơn người lớn vì chỉ áp dụng được bôi và điều trị tại chỗ. Một số cháu bôi và điều trị tại chỗ không có khả năng có thể điều trị can thiệp, đôi khi trẻ phải gây tê, tiền gây mê.
PGS Doanh cho biết thêm, điều trị sùi mào gà không chỉ 1 lần là khỏi, bệnh nhân phải định kỳ thăm khám. Trung bình 2 - 3 tuần sẽ khám lại, điều trị tiếp tổn thương và khám định kỳ trong vài tháng. Về nguyên tắc vi rút HPV có thể được loại bỏ khỏi cơ thể nên có người khỏi hoàn toàn do miễn dịch cơ thể tốt lên.
Nguy hiểm nhất đó là vi rút HPV gây sùi ở phụ nữ là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung, ung thư bộ phận sinh dục nam giới. Nhưng với trẻ nhỏ trong quá trình điều trị theo dõi khỏi hoàn toàn thì khả năng biến chứng mãn tính được loại bỏ. Nếu bệnh kéo dài thêm có thể gây biến chứng sùi mào gà kéo dài, loét kéo dài, xơ kéo dài có nguy cơ gây ung thư dương vật.
Bệnh nhân có phải bị lây nhiễm HPV gây không thì Bộ Y tế sẽ làm việc với địa phương qua thăm hỏi có 1 số cháu bé bị sùi mào gà có tiền sử can thiệp y tế trước đó. Chưa biết có phải từ đó không nhưng có thể có liên quan.
Nguyên tắc vi rút HPV thường lây người nọ qua người kia, bản thân vi rút không nằm sẵn trong cơ thể. Trong quá trình chăm sóc, bố mẹ, người thân bị sùi mào gà thì quá trình chăm sóc có thể lây sang con vì thế bố mẹ cần chú ý thật kỹ nếu mắc bệnh nên phòng tránh cho con.
Biểu hiện sùi mào gà đa dạng trên lâm sàng. Những biểu hiện lâm sàng là tổn thương sùi tại bộ phận sinh dục ở vùng da niêm mạc, bán niêm mạc, bao quy đầu, nữ ở âm đạo, âm hộ. Biểu hiện nốt sần sùi, u sùi giống như mào gà, có màu hồng, không gây đau đớn chỉ khi tổn thương quá lớn gây chảy máu mới đau. Nên người bệnh đến cơ sở y tế với biểu hiện hay gặp nhất là tổn thương sùi.