Nữ nhà báo Hà Nội từng ám ảnh luôn có người muốn ám sát mình, phải vào viện tâm thần vì chứng bệnh này

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 21/03/2023 09:12 AM (GMT+7)

Khi bị tâm thần phân liệt, nếu tuân thủ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ thì vẫn có thể quay trở lại làm việc, nếu không sẽ rơi vào tình trạng “nhặt lá, đá ông bơ”, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng.

Nữ nhà báo thoát cảnh “nhặt lá, đá ống bơ” nhờ tuân thủ điều trị

Bác sĩ khoa II Ngô Văn Tuất, Trưởng phòng Phòng Điều trị Tâm thần phân liệt (Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết hiện nay ngày càng nhiều người bị các rối loạn tâm thần, trong đó có tâm thần phân liệt nhưng chưa được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bác sĩ Tuất cho biết, tâm thần phân liệt là dạng tâm thần nặng, có nguy cơ tái phát rất nhanh, nếu không được phát hiện sớm, người bệnh rất dễ rơi vào tình trạng ám ảnh, ảo giác và gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể trở lại làm việc bình thường.

Bác sĩ Tuất lấy ví dụ một trường hợp là nữ nhà báo gần 50 tuổi, ở Hà Nội, chưa lập gia đình, bị phát hiện tâm thần phân liệt cách đây nhiều năm. Ban đầu tình trạng khá nặng khi bệnh nhân luôn có ảo giác rằng có người muốn sát hại mình, sau đó được đưa vào viện điều trị.

Nhờ tuân thủ theo lời khuyên bác sĩ nên tình trạng bệnh nhân cải thiện nhanh, sau đó chị vẫn đi làm việc bình thường. Trong cuộc sống hàng ngày, bệnh nhân thi thoảng vẫn tái phát những đợt cấp tính nhưng do đã được bác sĩ tư vấn các dấu hiệu phát bệnh nên nữ nhà báo nhập viện điều trị ngay, vì thế tình trạng cải thiện rất tốt và sau mỗi đợt điều trị đều quay trở lại công việc tốt. 

Thế nhưng với trường hợp không điều trị đến nơi đến chốn, nguy cơ tái phát tâm thần phân liệt rất cao. Điển hình như nam thanh niên tên Hoàng (32 tuổi, quê Nam Định) được gia đình cưỡng chế đưa đến viện khám vì luôn cho rằng có người muốn hại mình.

Bác sĩ Ngô Văn Tuất chia sẻ về cách điều trị và phòng tránh bệnh tâm thần phân liệt.

Bác sĩ Ngô Văn Tuất chia sẻ về cách điều trị và phòng tránh bệnh tâm thần phân liệt.

Gia đình cho biết, cách đây 2 năm, bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng của bệnh tâm thần và từng bị cưỡng chế đi điều trị tại bệnh viện. Sau 25 ngày điều trị, tình trạng dần ổn định hơn. Sau đó, Hoàng được cho ra viện và điều trị ngoại trú. Tại gia đình, bệnh nhân dần ổn định, tự sinh hoạt cá nhân, giúp đỡ việc nhà và dần trở lại công việc cắt tóc của mình.

Gần đây, bệnh nhân gặp căng thẳng trong công việc, kèm theo thường xuyên đi nhậu để giảm căng thẳng, các biểu hiện tâm thần lại xuất hiện như hay gắt gỏng với người nhà, có tiếng nói trong đầu, luôn nghĩ có người muốn sát hại mình… Với những triệu chứng này, bệnh nhân tiếp tục được đưa đến viện điều trị.

Qua thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng ảo giác paranoid; rối loạn cảm xúc hành vi và phải điều trị 28 ngày mới thuyên giảm các triệu chứng hoang tưởng ảo giác, dần ổn định cảm xúc hành vi, ngủ được nhưng vẫn chậm chạp về mặt nhận thức so với ban đầu. Bệnh nhận hiện đã được xuất viện.

Tuân thủ điều trị sẽ giảm tỷ lệ tái phát xuống thấp

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Thy Cầm, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia cho biết, tâm thần phân liệt là bệnh tiến triển mãn tính, khác với các dạng tâm thần khác là bộc phát hoặc cấp tính. Nguyên nhân gây bệnh có thể do giải phẫu, sinh lý não hoặc vấn đề tâm lý xã hội. Đặc biệt, tâm thần phân liệt có yếu tố di truyền.

Bác sĩ Cầm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị để bệnh không tái phát.

Bác sĩ Cầm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị để bệnh không tái phát. 

“Cùng là một bệnh lý tâm thần phân liệt nhưng không phải người bệnh nào cũng giống nhau. Do vậy, để xác định người đó có mắc bệnh hay không, các bác sĩ phải dựa vào triệu chứng, thời gian mắc bệnh để đưa ra kết luận”, bác sĩ Cầm cho hay.

Theo bác sĩ Cầm, hiện có nhiều phương pháp chữa bệnh, tiến bộ nhất là các thuốc điều trị bệnh tâm thần, ngoài ra bệnh nhân còn được kết hợp điều trị tâm lý, liệu pháp xã hội… “Tóm lại, dựa vào cơ địa, triệu chứng của từng người bệnh sẽ có cách điều trị phù hợp và phòng ngừa tái phát sau này”, bác sĩ Cầm chia sẻ

Bác sĩ Cầm khuyến cáo để phòng tránh tái phát tâm thần phân liệt phải tuân thủ việc dùng thuốc, tuân thủ việc chăm sóc trong và sau quá trình điều trị. Nếu tuân thủ điều trị trong năm đầu tiên thì giảm tỉ lệ tái phát xuống còn 40%, tuân thủ tiếp năm thứ 2 sẽ giảm tỉ lệ tái phát xuống còn 20%. Đặc biệt, trong quá trình điều trị theo dõi tại nhà cần tránh xa các chất kích thích, gây nghiện như uống rượu, dùng các chất ma túy…

Cậu ấm Hà Nội phải vào viện tâm thần vì lúc nào cũng sợ béo: Ngày chỉ ăn nhõn cơm, tập thể dục 1-2 tiếng
Sợ bạn bè chê béo, nam sinh Hà Nội ăn uống kiêng khem, đồng thời tập luyện cật lực và rồi có ngày phải nhập viện tâm thần.

Trẻ tuổi dậy thì

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mental Health