Sau một thời gian làm việc liên tục khiến tình trạng thiếu ngủ ngày càng trầm trọng hơn, Quyên xuất hiện rối loạn tâm thần và phải nhập viện điều trị.
- Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (2016 - nay)
- Nguyên Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương...
Ánh Quyên (27 tuổi, ở Hà Nội) mới được đề bạt lên chức trưởng phòng hồi đầu năm 2024, kể từ đó khối lượng công việc của cô hầu như nhiều lên gấp bội. Để thể hiện năng lực với lãnh đạo, Quyên không ngại khó khăn, sẵn sàng thức khuya, dậy sớm để giải quyết mọi việc.
Quyên chia sẻ, trước đây cô chỉ ngủ khoảng 6 tiếng/ngày, gần đây số giờ ngủ còn ít hơn và hôm nào cô cũng làm việc tới 1-2 giờ sáng. Áp lực, cộng với việc không ngủ đủ giấc khiến Quyên mệt mỏi và stress.
Gần đây, cô luôn cảm thấy đầu óc trống rỗng, không tập trung nên sai số trong công việc ngày càng nhiều, chỉ tiêu không hoàn thành và bị lãnh đạo phê bình. Điều này càng khiến Quyên căng thẳng, sau đó phải đi khám tâm thần. Cô được các bác sĩ chẩn đoán bị stress, trầm cảm do mất ngủ, căng thẳng kéo dài.
TS.BS Trần Thị Hồng Thu, PGĐ Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương cho biết, đây không phải trường hợp cá biệt, gần đây số người trẻ nhập viện do áp lực công việc gia tăng. Theo đó, nhiều người bị tâm thần do áp lực doanh số, nhưng có không ít người vì quá chăm chỉ làm việc để chứng minh năng lực bản thân cũng bị rối loạn tâm thần.
Làm việc quá sức, cộng thêm việc thiếu ngủ và áp lực công việc khiến nhiều người phải đi điều trị tâm thần. Ảnh minh họa.
Bác sĩ Thu lấy ví dụ về một nam bệnh nhân cũng là trưởng phòng một công ty, trong đầu luôn nghĩ về công việc. Mỗi khi được cấp trên giao việc, anh luôn cố gắng hoàn thành trước thời hạn. Trước khi nhập viện, nam trưởng phòng này thức trắng 3 đêm liên tục để hoàn thành kế hoạch dự án. Khi xong việc, cơ thể bệnh nhân suy nhược, tay chân run, vã mồ hôi, đau đầu nên được người thân đưa đi khám.
Sau khi thăm khám, bác sĩ Hồng Thu chẩn đoán bệnh nhân bị trầm cảm. Anh được kê đơn thuốc kết hợp trị liệu tâm lý và tư vấn cách điều chỉnh công việc để giảm áp lực.
Theo bác sĩ Hồng Thu, hội chứng nghiện công việc ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, khi nhiều người luôn nghĩ phải làm việc cực độ, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống. Bác sĩ Hồng Thu cảnh báo, nhiều người lao động quá sức như một “cái máy”, rồi bị thiếu ngủ, lo âu... dẫn đến các rối loạn tâm thần.
TS.BS Trần Thị Hồng Thu thăm khám cho một nữ bệnh nhân bị rối loạn tâm thần tại bệnh viện.
Dấu hiệu điển hình của một người nghiện việc là làm việc thường xuyên hơn 14h/ngày; ôm đồm quá nhiều việc; không yên tâm khi giao việc cho người khác; biết đang quá sức nhưng vẫn cố làm để quên đi cảm giác cô đơn, trống rỗng; bỏ qua các hoạt động cá nhân, ít quan tâm đến gia đình. Đặc biệt, kể cả trong những ngày nghỉ, họ luôn nghĩ đến công việc, không biết cách thư giãn và thường có cảm giác tội lỗi nếu không làm việc.
"Nếu có những dấu hiệu như trên cần phải nhanh chóng đi khám chuyên khoa tâm thần", bác sĩ Hồng Thu khuyến cáo và cho biết thêm, khi xác định một người mắc hội chứng nghiện việc, trường hợp nặng cần điều trị bằng thuốc, kết hợp với các liệu pháp tinh thần khác. Trường hợp phát hiện sớm, có thể chỉ cần tư vấn tâm lý, quan trọng nhất là áp dụng chế độ nghỉ ngơi, điều chỉnh công việc hợp lý.
Theo đó, người bệnh cần đặt ra khoảng thời gian làm việc nhất định trong ngày và tuân thủ đúng thời gian biểu, điều này giúp cơ thể làm quen với việc giải lao, thư giãn đầu óc. Cùng với đó, lên kế hoạch đi dạo, thiền hoặc ăn tối với người thân sau giờ làm. Tạo ra một thói quen mới có thể giúp bạn quên đi sự ám ảnh của công việc ở cơ quan.
Để phòng bệnh, bác sĩ Thu khuyên mọi người nên điều chỉnh công việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tạo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. “Chỉ khi có tinh thần thoải mái, cuộc sống hạnh phúc thì mới có nhiều năng lượng tích cực, từ đó nâng cao được chất lượng sống và đạt hiệu quả cao hơn trong công việc”, bác sĩ Thu tư vấn.
Tin liên quan
Do gia đình có người bị ung thư qua đời, nam sinh lo lắng mình mắc bệnh, sau đó đã thực hiện chế độ ăn thực dưỡng để rồi phải nhập viện...
Mặc dù trứng gà là một thực phẩm bổ dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng đối với những nhóm người sau đây, việc tiêu thụ...
Anh H. cho biết, cách đây khoảng 1 năm, sau 1 lần trót dại ngoài luồng, không phòng vệ bằng bao cao su, anh luôn có cảm giác xung quanh cậu...
Bị cậu bạn trai mình thích khước từ tình cảm, còn chê béo, cô gái trở nên tự ti về bản thân, muốn giảm cân nhưng lại luôn thèm ăn vô độ, dẫn...
Tin bài cùng chủ đề Mental Health
Việc kỳ vọng quá cao vào bản thân để rồi không thực hiện được, hay những ám ảnh từ lúc nhỏ luôn xuất hiện mỗi khi gợi nhớ lại khiến nhiều bạn trẻ bị rơi vào “hố sâu” tâm lý mà không hề nhận...