Uống 3 ly cà phê mỗi ngày trong 3 năm, người đàn ông 35 tuổi kinh ngạc khi bác sĩ tiết lộ tình trạng dạ dày

MINH MINH - Ngày 25/07/2023 20:40 PM (GMT+7)

Bác sĩ nhận định chính thói quen tiêu thụ quá nhiều caffein của nam bệnh nhân đã gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày.

Uống cà phê hàng ngày là thói quen của nhiều người, nhất là dân văn phòng. Tuy nhiên một nam nhân viên IT có thói quen uống 3 cốc cà phê mỗi ngày đã vô cùng hốt hoảng khi đi kiểm tra dạ dày.

Uống 3 cốc cà phê mỗi ngày, "tuổi thọ” dạ dày của chàng IT 35 tuổi như hơn 60 tuổi

Xiao Huang, 35 tuổi ở Chiết Giang (Trung Quốc) là một người nghiện cà phê. Mỗi ngày, anh phải uống một cốc buổi sáng, một cốc buổi chiều và cuối cùng là một cốc buổi tối. Là dân IT (công nghệ máy tính), Xiao Huang thường xuyên phải thức khuya và làm thêm giờ nên việc uống 3 cốc cà phê mỗi ngày với anh là chuyện bình thường.

Thói quen này của Xiao Huang đã duy trì trong 3 năm. Cho đến gần đây, Xiao Huang thường xuyên cảm thấy đầy bụng, khó chịu nên đến bệnh viện gần nhà để nội soi dạ dày. Kết quả, anh được chẩn đoán mắc bệnh viêm teo dạ dày mãn tính, đã chuyển sang giai đoạn C3, tức là teo nghiêm trọng trên diện rộng.

"Đây là tổn thương tiền ung thư. Ung thư dạ dày trải qua 4 giai đoan phát triển, từ teo dạ dày, chuyển sản ruột, loạn sản ruột, cuối cùng tiến triển thành ung thư", bác sĩ giải thích.

Người đàn ông uống 3 cốc cà phê mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

Người đàn ông uống 3 cốc cà phê mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

Sau khi nghe bác sĩ nói như vậy, anh Xiao Huang hoảng sợ. Nghe nói y học cổ truyền Trung Quốc có ưu điểm trong điều trị viêm teo dạ dày mãn tính, Xiao Huang vội vã đến Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Chiết Giang để tìm Phó Giám đốc Jin Haifeng.

"Dạ dày cũng có tuổi. Hầu hết mọi người có thể bị teo dạ dày sau 50 tuổi và chuyển sản ruột ở độ tuổi 60. Xiao Huang mới 35 tuổi và đã phát triển chuyển sản ruột ở mức độ vừa phải, và tuổi dạ dày đã vượt quá tuổi sinh học của anh ấy rất nhiều", bác sĩ Jin Haifeng cho hay. 

Sau khi hỏi thăm chi tiết về tình hình sức khỏe của Xiao Huang cũng như tiền sử gia đình không có ai mắc ung thư dạ dày và chế độ ăn uống của anh, bác sĩ Jin Haifeng nhận định có khả năng bệnh tình của anh Xiao Huang liên quan đến việc tiêu thụ caffeine làm kích thích niêm mạc dạ dày. 

Bác sĩ Jin Haifeng cho biết, nhiều bệnh nhân thường xuyên bị căng tức dạ dày và trào ngược axit đều có một đặc điểm chung là uống quá nhiều cà phê trong thời gian dài. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo những mọi người bình thường nên uống cà phê, trà đặc và đồ uống lạnh vừa phải. 

Sau 3 năm đi khám, phát hiện dạ dày teo chẳng khác gì người 60 tuổi. (Ảnh minh họa)

Sau 3 năm đi khám, phát hiện dạ dày teo chẳng khác gì người 60 tuổi. (Ảnh minh họa)

Trong trường hợp của Xiao Huang, anh khá may mắn khi tuổi còn trẻ, nếu được can thiệp và điều trị kịp thời, mức độ teo dạ dày và chuyển sản ruột có thể được đảo ngược và giảm nhẹ. 

Điều đầu tiên bác sĩ Jin Haifeng khuyên Xiao Huang nên từ bỏ cà phê, đồng thời điều chỉnh nhịp điệu công việc, chú ý nghỉ ngơi, sau đó sử dụng thuốc cổ truyền Trung Quốc có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, loại bỏ huyết ứ và phục hồi niêm mạc dạ dày. Sau nửa năm hồi phục sức khỏe và kiểm tra lại bằng nội soi dạ dày, tình trạng dạ dày, đường ruột của Xiao Huang đã giảm hẳn.

Tại sao uống cà phê nhiều làm tổn hại dạ dày?

Cà phê có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày. Theo hầu hết các bằng chứng y tế, nó chắc chắn có thể làm trầm trọng thêm bệnh dạ dày. Cà phê ảnh hưởng mạnh đến dạ dày do có chứa caffein và là một loại đồ uống có tính axit. 

Đầu tiên, cà phê cũng như các loại đồ uống chứa caffein khác có thể ảnh hưởng mạnh đến dạ dày vì chúng có chứa caffein. Caffeine đã được chứng minh là gây ra các cơn co thắt thường xuyên trong đường tiêu hóa. Nó cũng có thể làm tăng axit dạ dày bằng cách kích hoạt sản xuất nhiều axit dạ dày. Hàm lượng caffein trong một tách cà phê đủ để có ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa của ai đó.

Thứ hai, cà phê là đồ uống có tính axit. Uống cà phê có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày hoặc đường tiêu hóa, có thể dẫn đến viêm dạ dày. Mặc dù một số nhà nghiên cứu không đồng ý về mức độ axit trong cà phê có thể ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, nhưng nếu bạn đang gặp vấn đề với dạ dày, có thể nên tránh cà phê.

Uống 3 ly cà phê mỗi ngày trong 3 năm, người đàn ông 35 tuổi kinh ngạc khi bác sĩ tiết lộ tình trạng dạ dày - 3

Cách uống cà phê bớt gây khó chịu dạ dày

Nếu bạnuống cà phê và bị khó chịu dạ dày, một số thứ có thể làm giảm tác động của nó để bạn có thể thoải mái thưởng thức loại đồ uống thơm ngon này. 

Đối với người mới bắt đầu, uống cà phê từng ngụm chậm có thể giúp bạn dễ chịu hơn.

Ngoài ra, cố gắng tránh uống cà phê khi bụng đói. Cà phê được coi là có tính axit, vì vậy nhấm nháp nó cùng với thức ăn có thể giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.

Dưới đây là một số cách khác để giảm thiểu độ axit của cà phê:

- Chọn cà phê sẫm màu hơn: Một nghiên cứu cho thấy rằng hạt cà phê được rang lâu hơn và ở nhiệt độ cao hơn sẽ ít axit hơn, điều đó có nghĩa là hạt cà phê rang sẫm màu hơn có xu hướng ít axit hơn hạt cà phê rang nhạt hơn.

- Hãy thử cà phê ủ lạnh: Nghiên cứu cho thấy cà phê pha lạnh ít axit hơn cà phê nóng.

Nếu bạn thưởng thức tách cà phê với sữa nhưng lại không dung nạp được đường sữa hoặc cảm thấy sữa làm khó chịu dạ dày, hãy thử chuyển sang một loại sữa thay thế có nguồn gốc từ thực vật, chẳng hạn như sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân.

Uống cà phê như thế này có thể gây ung thư, bác sĩ tiết lộ có một loại còn rất hại dạ dày mà ai cũng mê
Cà phê là đồ uống yêu thích của nhiều người cũng có thể là nguyên nhân gây tổn hại dạ dày và tăng nguy cơ ung thư nếu lạm dụng.

Các vấn đề sức khỏe khác

Theo MINH MINH (Dịch từ Aboluawang)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác