Theo thông tin từ trang Sohu, trong tuần qua, Khoa Phẫu thuật lồng ngực của Bệnh viện trung tâm thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) trực tiếp điều trị cho 2 bệnh nhân trẻ bị ho dẫn đến gãy xương.
Hàn Tiếu năm nay 30 tuổi, cô là nhân viên văn phòng của công ty nước ngoài, bình thường Hàn Tiếu rất thích uống cà phê. Mỗi ngày đến phòng làm việc, công việc đầu tiên là cô phải pha cho mình một cốc cà phê thật thơm. Cô thích cà phê đến mức nghiện, có ngày cô phải uống 10 cốc cà phê.
Hàn Tiếu có ngày uống đến 10 cốc cà phê.
Gần đây, đến đợt rét tháng 3, Hàn Tiếu đột nhiên bị cảm lạnh. Buổi chiều hôm trước, sau khi bị một trận ho dữ dội, Hàn Tiếu đột nhiên bị khó thở, sau đó cô cảm thấy đau dữ dội ở phần ngực. Vào sáng sớm ngày 27/2, Hàn Tiếu đã đến Khoa phẫu thuật lồng ngực của Bệnh viện trung tâm thành phố Vũ Hán để kiểm tra. Kết quả khiến bác sĩ cũng bất ngờ, tất cả các xương sườn thứ 3, 4 và 5 của bệnh nhân đều bị gãy.
Chỉ vì trận ho lại khiến 3 xương sườn bị gãy, điều này khiến Hàn Tiếu không thể tin nổi. Bác sĩ sau khi hỏi về lịch sử bệnh và thói quen sinh hoạt hàng ngày của cô thì phát hiện, Hàn Tiếu thời gian dài uống cà phê thay nước, thói quen này đã kéo dài được 7 năm.
Bác sĩ đã yêu cầu Hàn Tiếu làm kiểm tra mật độ xương, kết quả đúng như suy đoán của bác sĩ, tuổi xương của Hàn Tiếu tương đương với người 60 tuổi. Cô đã mắc chứng loãng xương sớm, bệnh này có liên quan lớn đến sở thích uống cà phê.
Hán Tiếu bị loãng xương, do đó sau trận ho dữ dội cô bị gãy xương
Trường hợp tiếp theo, đó là Lưu Húc Dương, 23 tuổi, cậu có vẻ ngoài khá béo, có sở thích uống nước có ga từ nhỏ. Sau một tháng ho liên tục, Lưu Húc Dương đột nhiên bị đau dữ dội ngực phía bên phải.
Sau khi bác sĩ kiểm tra trên phim X quang, phát hiện xương sường thứ 9 ở phía bên phải của bệnh nhân bị gãy. Lưu Húc Dương cũng được bác sĩ cho kiểm tra mật độ xương, phát hiện cậu bị loãng xương sớm. Nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến sở thích uống nước có ga và thói quen lười vận động.
Tại sao chỉ sau trận ho lại có thể dẫn đến gãy xương?
Bác sĩ Trần Bảo Quân, trường Khoa phẫu thuật lồng ngực cho biết: Những năm gần đây bệnh loãng xương ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Loãng xương ở người trẻ là loãng xương thứ phát. Người trẻ bị loãng xương do nhiều nguyên nhân như bệnh lý nội tiết, bệnh thận mạn, những bệnh mạn tính về khớp hoặc bệnh tự miễn như lupus, viêm khớp dạng thấp, hoặc hội chứng kém hấp thu, sử dụng các loại thuốc làm mất xương như: corticosteroid, thuốc chống co giật…
Những thói quen xấu hàng ngày như lười vận động, uống quá nhiều cà phê, đồ uống có ga, rượu bia,... là nguyên làm tăng khả năng người trẻ bị bệnh loãng xương
Bên cạnh đó, nhiều người trẻ lười vận động, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, uống nước ngọt có ga, uống quá nhiều cà phê, hút thuốc lá… Phụ nữ lại thích ăn kiêng, có thói quen che chắn quá kỹ mỗi khi ra ngoài nên da không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dẫn đến bị thiếu vitamin D trầm trọng.
Tất cả những yếu tố này làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, trao đổi chất của cơ thể, cũng như làm mất cân bằng giữa quá trình tạo xương, hủy xương, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa xương, gây loãng xương. Do vậy, khi xương bị xốp, chỉ cần một trận ho mạnh cũng có thể khiến xương bị gãy.
Uống một lượng nhỏ cà phê thì sẽ không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với trường hợp của Hàn Tiếu là do uống quá nhiều cà phê trong thời gian dài, cơ thể nạp quá nhiều chất caffeine sẽ dễ làm mất đi các ion canxi trong cơ thể, do đó gây nên tình trạng loãng xương nặng.
Thường xuyên tập thể dục để phòng tránh bệnh loãng xương
Loãng xương gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi kéo dài, có thể dẫn đến gãy xương, tăng nguy cơ tàn phế và tử vong, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân người bệnh, gia đình và xã hội.
Tỷ lệ mắc bệnh này ở nam và nữ là như nhau, vì vậy tất cả mọi người nhấn định phải tránh uống quá nhiều chất có chứa caffeine đi vào cơ thể. Đồng thời, phải thường xuyên tập thể dục, tắm nắng nhiều hơn, ăn nhiều các loại thực phẩm bổ sung canxi, như hải sản, đậu nành, sữa,…