Kasim Hoàng Vũ đau đớn vì bệnh tái phát, căn bệnh của anh nguy hiểm thế nào?

Ngày 17/08/2024 19:00 PM (GMT+7)

Kasim Hoàng Vũ từng bị viêm khớp xương hàm, phải phẫu thuật nang xương ở hàm và cổ. Gần đây bệnh cũ tái phá khiến anh yếu ớt, mệt mỏi đến run rẩy.

Những ngày gần đây, thông tin về sức khỏe của Kasim Hoàng Vũ khiến nhiều người yêu mến anh tỏ ra lo lắng.

Trước đó, một người bạn đã chia sẻ những tâm sự của anh. Người này cho rằng rằng gần đây anh rất yếu, mệt mỏi đến run rẩy. Hiện anh đang mong đến ngày 25/8 gặp bác sĩ để được thăm khám, đặt lịch mổ xương hàm.

Được biết, từ khi bị bệnh, nam ca sĩ không muốn gặp ai. Kasim Hoàng Vũ từng bị viêm khớp xương hàm, phải phẫu thuật nang xương ở hàm và cổ hồi tháng 3/2023. Anh bị sụt cân, phải kiêng cữ 5-6 tháng mới ổn định. Suốt thời gian đó, ca sĩ hạn chế hoạt động cơ hàm, không được hát, chỉ ăn đồ ăn mềm.

Kasim Hoàng Vũ đau đớn vì bệnh tái phát, căn bệnh của anh nguy hiểm thế nào? - 1

Giọng ca Vietnam Idol từng nói ca mổ khiếm cằm, cổ của anh chịu tổn thương, từ đó gương mặt trông khác lạ. Anh cũng cắt đi mái tóc dài đã gắn liền 20 năm để thuận tiện cho quá trình trị bệnh.

Kasim Hoàng Vũ sinh năm 1980 tại Đà Nẵng. Nam ca sĩ sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. Mẹ anh là ca sĩ rock nổi tiếng Bích Phương. Kasim Hoàng Vũ được biết đến sau khi tham gia Liên hoan Tiếng hát truyền hình toàn quốc năm 1999 và Sao Mai điểm hẹn 2004. Đặc biệt là ở Sao Mai điểm hẹn 2004, anh giành giải Nhất do khán giả bình chọn. Tôi là ai em là ai, Đôi mắt Pleiku, Vì yêu... là những ca khúc nổi tiếng của ca sĩ.

Hơn 10 năm trước, anh khép lại sự nghiệp ca hát tại Việt Nam để sang Mỹ. Tại đây, anh vẫn đi diễn, kinh doanh phòng thu, nhà hàng. Năm 2018, anh hé lộ việc đã kết hôn và sinh con.

Bệnh viêm khớp xương hàm Kasim Hoàng Vũ mắc phải nguy hiểm thế nào?

Viêm xương hàm trong thời gian đầu có thể được xem là một bệnh lý nhẹ về rối loạn khớp xương, thế nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến những biến chứng khác nguy hiểm

Viêm xương hàm là một bệnh lý xảy ra khi có sự bất ổn ở khu vực khớp hàm cũng như các khớp cơ ở khu vực xung quanh. Không chỉ dẫn đến tình trạng đau hàm thường xuyên mà nó còn khiến cho các cơ bị co thắt, xương sọ và xương hàm mất đi sự cân bằng.

Viêm xương hàm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi nói chuyện và nhai nuốt thức ăn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dấu hiệu để nhận biết viêm xương hàm

Dấu hiệu của viêm xương hàm thường sẽ bị nhầm lẫn với các vấn đề về răng miệng khác bởi vì triệu chứng có phần tương đồng. Các triệu chứng của bệnh lý này bao gồm:

- Sưng lợi, đau nhức răng

- Đau nhức, sưng tấy mặt một bên hoặc cả hai bên. Tình trạng đau đớn có thể nhẹ nhàng vào những ngày đầu và người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau, tuy nhiên cơn đau sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn theo tiến trình của căn bệnh

- Các triệu chứng khác: Đau nhức vùng tai, mỏi cổ, chóng mặt, phì đại cơ nhai, hạch nổi,…

Cách phòng ngừa viêm xương hàm

Viêm xương hàm cũng có thể được phòng tránh và cải thiện nếu bạn luyện tập thói quen lành mạnh như sau:

- Ưu tiên sử dụng thức ăn và thực phẩm mềm, dễ nhai

- Hạn chế nhai một bên hàm, hạn chế các thói quen xấu như nghiến lợi, cắn răng

- Massage hay xoa bóp vùng dưới cằm khoảng 15 phút mỗi ngày để giãn cơ và cải thiện quá trình tuần hoàn máu

- Cân bằng thời gian ngủ nghỉ phù hợp để giữ tinh thần thoải mái, giảm áp lực và căng thẳng

- Tuyệt đối không tự kê đơn mua thuốc hay dùng các biện pháp dân gian, cũng không được sử dụng thuốc theo đơn của người khác vì tình trạng bệnh mỗi người mỗi khác nhau.

Chàng trai 25 tuổi bị đột quỵ khi đang ngồi chơi, cấp cứu xong mới nhận ra 3 thói quen sai lầm mỗi ngày 
Dù tiền sử gia đình không có người bị đột quỵ, bản thân không mắc các bệnh nền, nhưng vì có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học khiến Long mắc căn bệnh...

Đột quỵ

Theo M.H (th)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh xương khớp