Bị chồng trách “vô tích sự”, tôi đáp lại bằng một mâm cơm khiến anh “đứng hình” nhận sai

Lương Uyên - Ngày 10/04/2023 19:00 PM (GMT+7)

Tối đi làm về, anh thấy vợ đã dọn mâm đợi sẵn, vẻ mặt có vẻ hài lòng hơn. Song khi mở lồng bàn ra anh liền trợn tròn mắt hỏi.

Sau cưới, tôi sinh liền 3 năm 2 đứa nên vợ chồng bàn bạc cùng đi tới quyết định, tôi sẽ nghỉ việc ở nhà chăm con. Ban đầu, chồng tôi bảo:

“Em cứ yên tâm ở nhà nuôi dạy các con. Mọi việc bên ngoài, anh gánh vác”.

Nhưng chỉ được 1 thời gian ngắn là chồng tôi làm đúng thỏa thuận, nhận lương đưa vợ giữ. Sau đó, anh toàn tìm lý do rút dần tiền sinh hoạt đưa vợ, từ 15 triệu xuống 12 triệu, rồi tụt còn 10 triệu. Mỗi lần chuyển tiền, anh còn nhắc:

“Cô ăn tiêu phải biết tính toán. Đừng tiêu theo cảm hứng. Tôi không phải cây ATM để cô thích rút tiền lúc nào cũng được”.

Tiền nong anh quản lý chặt, việc nhà cửa con cái tuyệt nhiên không bao giờ giúp vợ, xem đó là bổn phận trách nhiệm của tôi. Con ốm, anh chẳng quan tâm, vẫn ung dung đi sớm về khuya, hết giờ làm thì đi chơi thể thao hoặc tụ tập bạn uống bia uống rượu. Nếu tôi nhắc, anh liền cau mày mắng:

“Hàng ngày tôi vất vả kiếm tiền nuôi cô ngồi không, ăn tiêu không phải suy nghĩ rồi. Không có chuyện tôi trông con hay vào bếp nấu cơm”.

Con ốm, gọi anh về sớm cùng vợ đưa đi khám bệnh, anh cũng dửng dưng đáp:

“Không có tôi, cô không tự đưa thằng bé đi khám được à, mà cứ gọi điện nhắn tin lắm thế”.

Con ốm, gọi anh về sớm cùng vợ đưa đi khám bệnh, nhưng anh lại trách móc tôi. (Ảnh minh họa)

Con ốm, gọi anh về sớm cùng vợ đưa đi khám bệnh, nhưng anh lại trách móc tôi. (Ảnh minh họa)

Sống cạnh anh lâu, tôi dần “thích ứng” với sự vô tâm của chồng. Nhiều lúc tôi cảm thấy mình giống như mẹ đơn thân hơn là phụ nữ có chồng. Không ít lần mệt mỏi, tôi từng nghĩ tới chuyện buông tay nhưng nhìn 2 đứa con, muốn giữ cho chúng tổ ấm mà đành gắng gượng.

Tháng vừa rồi thời tiết thay đổi, 2 con ốm liên tục, tôi đành giục anh đưa thêm tiền cho chi tiêu. Lần đầu, anh cằn nhằn:

“Suốt ngày lấy lý do con ốm để bòn bới tiền chồng”.

Sau một hồi đay nghiến, dọa nạt vợ, anh cũng đưa thêm cho tôi được 2 triệu nhưng vài ngày sau 2 đứa lại đi viện. Tôi hỏi đưa thêm tiền, anh quát:

“Lại tiền. Tôi lấy đâu nhiều tiền đưa cô thế. Cô ăn tiêu không có chừng mực, hết tự chịu”.

Nếu như anh hết tiền thật, tôi cũng cam lòng. Đằng này, anh vẫn rủ bạn đi ăn nhậu, hóa đơn hết vài triệu không tiếc lại tính toán tiền thuốc men của con, khiến tôi thực sự thất vọng về người đàn ông mình gọi là chồng.

Hôm đó, 7 giờ tối anh đi làm về tới cửa, thấy nhà cửa bề bộn, cơm chưa nấu. Anh đỏ mặt, chỉ tay hỏi:

“Cô ở nhà chỉ ăn chơi thôi mà sao giờ này vẫn chưa nấu cơm? Đúng là không được tích sự gì. Tôi nói trước, cô đã ăn bám thì biết đường lo làm tròn bổn phận, không đừng có trách tôi”.

7 giờ tối anh đi làm về tới cửa, thấy nhà cửa bề bộn, cơm chưa nấu, anh đỏ mặt mắng tôi. (Ảnh minh họa)

7 giờ tối anh đi làm về tới cửa, thấy nhà cửa bề bộn, cơm chưa nấu, anh đỏ mặt mắng tôi. (Ảnh minh họa)

Quá mệt mỏi vì chồng, tôi không đáp lại. Sáng ngày hôm sau, trước khi đi làm, anh ném xuống mặt bàn xấp tiền rồi lạnh giọng:

“Tiền sinh hoạt tháng này đó, tiêu cho cẩn thận. Thiếu đừng có đòi hỏi thêm”.

Tối đi làm về, anh thấy vợ đã dọn mâm đợi sẵn, vẻ mặt có vẻ hài lòng hơn. Song mở lồng bàn không thấy cơm dẻo canh ngọt như mọi khi mà chỉ có xấp tiền sáng anh đưa còn nguyên vẹn trên mâm, liền trợn mắt hỏi:

“Cô làm trò gì thế này? Cơm tối đâu?”.

Lúc này, tôi mới cười tươi đáp:

Anh bảo tôi ở nhà chỉ ăn chơi, nay tôi ăn chơi thật để anh rõ, nếu tôi ăn chơi thì mỗi ngày anh đi làm về có cơm dẻo canh ngọt ăn không? Có quần áo là sẵn để tủ, anh chỉ việc khoác lên người? Rồi nhà cửa, bố mẹ anh, ai chăm,… 2 đứa con ai bế mớm…? Từ hôm nay, anh tự làm. Ngày mai, tôi sẽ trở lại công việc của tôi”.

Lúc đầu chồng tôi tưởng vợ dọa. Nhưng sáng hôm sau ngủ dậy đã thấy vợ trang điểm lộng lẫy, xách túi khỏi nhà, mới cuống cuồng gọi lại. Tất nhiên, tôi vẫn lên xe đi. Suốt 1 tuần liên tục phải tự xoay xở chăm 2 đứa con, phục vụ bố mẹ già, lo chuyện nhà cửa, chồng tôi mặt mũi bơ phờ, cứ nhìn thấy vợ là nấn ná, năn nỉ bàn bạc lại.

Sau anh phải xin lỗi nhận sai, hứa sẽ thay đổi, tôi mới quay về lo nội trợ như trước để anh đi làm. Nhưng tôi nói rõ, ngoài việc công ty, hết giờ làm phải về đỡ đần vợ. Vì anh cũng đã thấm sự vất vả của tôi nên cũng vui vẻ đồng ý.

Trước mẹ đuổi chị dâu khỏi nhà, giờ mỗi ngày gặp chủ căn biệt thự đối diện là bà mất ăn mất ngủ
Là con gái, nhìn những gì chính mẹ đẻ mình đang phải chịu đựng mà tôi thương quá nhưng chẳng biết phải làm sao.

Tâm sự bà bầu

Theo Lương Uyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự