Từ quê vợ trở về thành phố, hình ảnh bố vợ ôm di ảnh của vợ khóc nghẹn vẫn hiện đi hiện lại trong tâm trí tôi.
-
Tốc độ phátChuẩn
-
Giọng đọc
Vợ chồng tôi cưới nhau 4 năm rồi nhưng cuối tuần trước là lần đầu tiên tôi đưa vợ về quê sau đám cưới. Hai đứa làm việc trên thành phố, nhà nội ngoại xa nhau mấy trăm cây số, mỗi khi được nghỉ làm, chúng tôi còn phải về bên nội.
Tôi quan niệm phụ nữ lấy chồng là phải theo chồng. Ngày nghỉ thì về thăm hỏi, báo hiếu bố mẹ chồng, lễ Tết con dâu phải có mặt, khi sinh con thì về nhà chồng ở cữ, cháu lớn cần đưa cháu về chơi với ông bà nội. Ông bà ngoại sẽ có cháu nội của họ, nhà ai chẳng như vậy. Điều kiện quê xa biết làm sao được.
Tôi quan niệm phụ nữ lấy chồng là phải theo chồng. (Ảnh minh họa)
Cho đến tuần vừa rồi, vợ bảo đã 4 năm cô ấy chưa được về thăm nhà, bố ốm đau cũng chỉ có anh trai cô ấy. Vợ nói với giọng buồn rười rượi, nghĩ một lát tôi tặc lưỡi bảo sẽ đưa cô ấy và con về quê chơi.
Chúng tôi xin nghỉ thêm ngày thứ 6, là về quê cả 3 ngày cuối tuần cho thoải mái. Mẹ vợ mất lâu rồi, đó cũng là lý do mà tôi nghĩ vợ không cần về quê nhiều làm gì. Có anh trai với chị dâu cô ấy chăm bố, cô ấy đâu còn mẹ mà về tỉ tê tâm sự. Về cũng chỉ nhìn nhau một cái, hỏi thăm vài câu lại đi ngay. Nếu vậy thì hỏi thăm qua điện thoại cũng thừa đủ rồi.
Mấy ngày ở quê ngoại trôi qua nhanh chóng. Bố vợ và anh trai vợ tiếp đón chúng tôi khá nhiệt tình. Vào buổi sáng phải lên xe về lại thành phố, tôi dậy rất sớm vì đêm ngủ không ngon giấc. Thấy chưa đến giờ nên cũng chưa gọi vợ con dậy.
Tôi ra ngoài, lúc đi qua phòng bố vợ thì chợt nghe được những âm thanh lạ vọng ra. Đó là tiếng khóc của một người đàn ông. Chắc hẳn là của bố vợ nhưng tại sao ông lại phải khóc?
Nhẹ bước lại gần, qua khe cửa nhìn vào chứng kiến được một cảnh tượng khiến tôi phải đờ đẫn. Bố vợ ngồi ở đầu giường, trong lòng ôm chặt một khung ảnh, vừa khóc vừa nghẹn ngào thốt lên:
“Bà ơi, vậy là 4 năm rồi tôi mới được nhìn thấy con gái út của chúng ta bằng xương bằng thịt. Tôi nhớ nó lắm. Chúng ta chỉ có một đứa con gái, cưng chiều nâng niu nó từ tấm bé. Cho nó ăn học đầy đủ, yêu thương dạy dỗ, những tưởng sau này sẽ được nhìn nó hạnh phúc.
Con rể cũng không phải người xấu nhưng 4 năm rồi tôi mới được nhìn thấy con gái bà ạ. Cũng 4 năm rồi nó mới thắp cho nhà nén nhang… Không thể nào diễn tả được nỗi nhớ của tôi nhưng vợ chồng nó lại sắp đi rồi, biết bao giờ mới được gặp con gái và cháu ngoại lần nữa. Không biết từ giờ tới lúc xuống đấy với bà, tôi còn được nhìn thấy nó mấy lần…”.
Bố vợ tôi bị tật ở chân, đi lại có phần khó khăn nên chúng tôi không về quê thì ông cũng không tiện lên thành phố. Tiếng khóc nghẹn ngào của ông vọng vào tai khiến lòng tôi trùng xuống, xót xa, ân hận dâng trào. Người đàn ông cả đời ngược xuôi, vẫn có thể yếu đuối đến vậy…
Từ quê vợ trở về thành phố, hình ảnh bố vợ ôm di ảnh của vợ khóc nghẹn vẫn hiện đi hiện lại trong tâm trí tôi. (Ảnh minh họa)
Tôi đã phạm sai lầm lớn rồi. Tôi cũng có con gái, nghĩ đến sau này con rể không cho nó đưa cháu về chơi với mình, chắc chắn tôi sẽ buồn lắm. Con dù lớn thế nào cũng vẫn là đứa con bé nhỏ của bố mẹ. Bố vợ đã mất vợ, đến con gái cũng không về thăm ông được, mà người ngăn cản cô ấy lại chính là tôi.
Từ quê vợ trở về thành phố, hình ảnh bố vợ ôm di ảnh của vợ khóc nghẹn vẫn hiện đi hiện lại trong tâm trí tôi, càng khiến tôi cảm thấy tội lỗi vì việc làm sai trái của mình trong những năm qua.
Hạ quyết tâm trong lòng, gạt đi sự hổ thẹn, tôi thẳng thắn xin lỗi vợ. Tôi hứa với cô ấy sẽ đối xử bình đẳng với bố mẹ hai bên, về chơi nhà nội bao nhiêu thì sẽ về thăm quê ngoại bấy nhiêu. Nhìn vợ nở nụ cười vui mừng, lúc ấy tôi mới thấy lòng nhẹ nhàng hơn.