Giai thoại về các cuộc thi sắc đẹp và về các giai nhân, hoa hậu đoạt giải của Việt Nam từ thời Pháp thuộc cho đến nay vẫn còn nhiều nghi vấn. Những cái tên như: Nguyễn Hữu Thị Lan, Trần Ngọc Trà, điệp báo viên Nguyễn Thị Hồng… đều được gắn với những câu chuyện thực hư xen lẫn.
Nhan sắc hiếm có khó tìm của giai nhân Nguyễn Hữu Thị Lan
Có một số tài liệu ghi lại rằng, từ những năm 1920-1930, khi tư tưởng tiến bộ về cách mạng giải phóng dân tộc đã ảnh hưởng sâu rộng vào nước ta, với nhiều phong trào đấu tranh nổ ra, thực dân Pháp vô cùng hoảng sợ khi nhìn thấy những nguy cơ sẽ đe dọa chế độ thực dân của chúng.
Nguyễn Hữu Thị Lan khi còn đi học ở Pháp.
Thời điểm ấy, nhà cầm quyền Pháp một mặt đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam, một mặt khác đã nghĩ ra việc tổ chức những cuộc thi quy mô để thu hút thanh niên, tránh ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng lan tràn trong dân chúng như: Xe đạp xuyên Việt, thi sáng chế, mở xổ số nhằm đánh lạc hướng tinh thần yêu nước và trong đó cuộc thi "Hoa hậu Đông Dương" cũng ra đời.
Bà nổi tiếng là một người phụ nữ đẹp về cả nhan sắc lẫn khí chất khi trở thành Hoàng hậu Phương Nam.
Năm 1932, người đẹp Nguyễn Hữu Thị Lan đã nổi danh về nhan sắc khắp vùng Nam Kỳ và cả Đông Dương. Nhiều tài liệu cho rằng trước khi trở thành chính cung hoàng hậu của vua Bảo Đại, bà đã 3 lần giành được giải hoa hậu Đông Dương.
Vẻ đẹp của bà khi trở thành Nam Phương hoàng hậu của vua Bảo Đại.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhà sử học Dương Trung Quốc thì trong thời Pháp thuộc tuy có tổ chức nhiều cuộc thi sắc đẹp, nhưng không có cuộc thi nào mang tên Hoa hậu Đông Dương. Vì vậy có thể danh hiệu này được người dân trao tặng cho hoàng hậu vì yêu quý nhan sắc tuyệt trần của bà.
Nhan sắc tuyệt trần của Nam Phương Hoàng Hậu
Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh ngày 4/12/1914 tại huyện Kiến Hòa, tỉnh Định Tường (nay thuộc Thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang), xuất thân trong một gia đình công giáo giàu có bậc nhất miền Nam thời bấy giờ. Từ nhỏ, bà là một tiểu thư cành vàng lá ngọc được gia đình nâng niu, tuổi thơ của bà trôi qua trong êm đềm. Sau khi tốt nghiệp phổ thông ở Pháp, bà trở về Việt Nam. Sau khi về nước, giai thoại cho rằng với nhan sắc “chim sa cá lặn” của mình, bà đã 3 lần tham gia “Hoa hậu Đông Dương” và đều giành giải hoa hậu.
Một bức ảnh có lời đề tặng của bà vào năm 1939.
Thử hỏi với vẻ đẹp này ai có thể không mê đắm?
Cuộc tình của người đẹp với vua Bảo Đại cũng trở thành một thiên tình sử, tốn nhiều giấy mực của báo chí trong một thời gian dài. Chính vì người đẹp này đã khiến ông vua nổi tiếng đào hoa phá vỡ những nguyên tắc lề thói như: chỉ cưới 1 vợ, không lập “tam cung lục viện", sắc phong hoàng hậu ngay khi vừa kết hôn chứ không phải sau khi vua qua đời hoặc con trai đẻ ra liền được phong làm thái tử…
Bà còn được biết đến là một người phụ nữ với những phương pháp làm đẹp nổi tiếng và phong cách thời trang đỉnh cao thời bấy giờ.
Là một người phụ nữ đẹp lại Tây học nhưng ở Nam Phương hoàng hậu vẫn hài hòa những nét đẹp truyền thống xen lẫn Tây phương. Bà là người luôn đi đầu trong các xu hướng làm đẹp và thời trang thời bấy giờ như: lông mày đậm, trán vuông, mũi dọc dừa và đôi môi đỏ hồng chúm chím. Thời điểm này son môi chưa phổ biến nhưng bà đã biết sử dụng son môi nhập ở Tây phương về với các màu sắc phổ biến như hồng, cánh sen, đỏ…
Về thời trang, giai nhân miền Tây, bà hoàng hậu nổi tiếng này thường xuyên chuộng những bộ áo dài truyền thống được may bằng vải gấm, lụa thượng hạng hay những bộ váy midi tân thời...
Nam Phương hoàng hậu được xưng tụng là giai nhân duy nhất 3 lần đăng quang "Hoa hậu Đông Dương".