Chồng tự tử vì vợ chi 1 tỷ/ngày mua hàng online, BS cảnh báo đó là dấu hiệu tâm thần

Ngày 23/11/2019 09:40 AM (GMT+7)

Nghiện mua sắm trực tuyến được các nhà tâm lý trị liệu công nhận là một rối loạn tâm thần. Theo Daily Mail, các chuyên gia gọi đây là chứng "rối loạn mua sắm" (BSD).

Chồng suýt tự tử vì vợ mua sắm quá đà

Ngày 11/11, ngày lễ độc thân và cũng là ngày hội mua sắm ở bên Trung Quốc bởi lúc này rất nhiều mặt hàng được giảm giá nên mọi người sẽ đổ xô đi mua.

Tuy nhiên vào lúc 10 giờ tối, một người đàn ông 29 tuổi tên Wang ở Lu Châu, Tứ Xuyên đã suýt chút nữa tự tử chỉ vì người vợ mua quá nhiều thứ vào ngày lễ độc thân. Cảnh sát đã phải cố gắng thuyết phục anh rất lâu mới giúp anh bình tĩnh và tử bỏ ý định tiêu cực.

Chồng tự tử vì vợ chi 1 tỷ/ngày mua hàng online, BS cảnh báo đó là dấu hiệu tâm thần - 1

Anh Wang đòi tự tử vì vợ mua sắm quá nhiều trong ngày lễ độc thân.

Hóa ra, vợ của anh Wang là một “con nghiện” mua sắm, đặc biệt kể từ sau khi cả hai có con vào năm ngoái. Ngày lễ độc thân năm trước, vợ của anh Wang đã nợ hơn 200.000 nhân dân tệ (hơn 660 triệu đồng) vì mua hàng online với đủ thứ như túi xách, mỹ phẩm,… Anh Wang đã phải đứng ra giúp vợ trả nợ và người vợ cũng đã hứa sẽ kiểm soát chi tiêu.

Tuy nhiên ngày lễ độc thân năm nay, người vợ đã thất hứa và mạnh tay chi hơn 300.000 nhân dân tệ (gần 1 tỷ đồng) để mua túi xách hàng hiệu, nước hoa đắt tiền, quần áo và nhiều thứ khác trên mạng. 

Anh Wang là người duy nhất có kinh tế trong gia đình, vợ anh đã nghỉ việc kể từ sau khi sinh nên mọi thứ đều phải dồn lên vai anh Wang. Quá chán nản về thói mua sắm quá đà của vợ, anh Wang không biết làm thế nào để trả hết nợ nên quyết đinh tự sát.

Thông qua sự thuyết phục của cảnh sát, người vợ cũng hứa sẽ ngừng mua hàng trực tuyến. Anh Wang cũng nói rằng sẽ kiếm được tiền để thanh toán hết khoản nợ của vợ.

Chồng tự tử vì vợ chi 1 tỷ/ngày mua hàng online, BS cảnh báo đó là dấu hiệu tâm thần - 2

Chồng tự tử vì vợ chi 1 tỷ/ngày mua hàng online, BS cảnh báo đó là dấu hiệu tâm thần - 3

Những món đồ tích trữ do một cô gái ở Tiêu Châu chia sẻ lên mạng xã hội.

Thực tế, vợ anh Wang không phải là người duy nhất nghiện mua sắm. Một cô gái ở Tiêu Châu đã từng chia sẻ lên mạng xã hội hình ảnh cả trăm nghìn món đồ cô phóng tay mua dù thậm chí chẳng dùng hết. Cô gái đã mua tới 130 vòng ngọc bích, hơn 60 vòng tay, 50-60 chai nước hoa và cả tá trang sức bạc,… 

Nhưng không chỉ trang sức, cô còn mua rất nhiều đồ gia dụng và đều mua ở số lượng lớn. Cô đã mua 5 thùng khăn giấy, 20-30kg muối, 20 chai dầu gội, 200 đôi tất,…

Nghiện mua sắm, tích trữ đồ là dấu hiệu của bệnh tâm thần

Bác sĩ Wen Li, một cố vấn tâm lý cấp quốc gia tại Trung tâm dịch vụ tình nguyện ổn định và hỗ trợ tâm lý tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc cho biết đã gặp những người tương tự trong phòng khám. Có một số người nghiện mua sắm vì họ xem đó là cách để giải tỏa áp lực. Ví dụ, một số phụ nữ sẽ lấy thẻ ngân hàng của chồng để đi mua sắm sau khi cãi nhau với chồng. Mỗi lần họ dùng thẻ thanh toán sẽ cảm thấy rằng họ đang trừng phạt chồng và giúp giải tỏa cơn giận nên càng mua nhiều hơn.

Chồng tự tử vì vợ chi 1 tỷ/ngày mua hàng online, BS cảnh báo đó là dấu hiệu tâm thần - 4

Bác sĩ Wen Li.

Nghiện mua sắm trực tuyến mới đây cũng được các nhà tâm lý trị liệu công nhận là một rối loạn tâm thần. Theo Daily Mail, các chuyên gia gọi đây là chứng "rối loạn mua sắm" (BSD). Thuật ngữ này đã được công nhận trong nhiều thập kỷ trước nhưng bây giờ với sự phổ biến của internet, nó thực sự trở nên đáng báo động hơn vì cứ 20 người thì có 1 người mắc chứng bệnh này. 

Bác sĩ Müller, nhà tâm lý học tại trường y khoa Hannover ở Đức cho biết: "Thực sự đã đến lúc nhận ra BSD là một tình trạng sức khỏe tâm thần riêng biệt và tích lũy thêm kiến ​​thức về BSD trên Internet."

Chồng tự tử vì vợ chi 1 tỷ/ngày mua hàng online, BS cảnh báo đó là dấu hiệu tâm thần - 5

Nghiện mua sắm trực tuyến hiện mới đây cũng được các nhà tâm lý trị liệu công nhận là một rối loạn tâm thần thực sự. (Ảnh minh họa)

Nghiên cứu đã xem xét 122 bệnh nhân nghiện mua sắm trực tuyến và thấy rằng họ bị trầm cảm và lo lắng với tỷ lệ cao hơn bình thường. Họ cho rằng sự gia tăng của các cửa hàng, ứng dụng trực tuyến và dịch vụ giao hàng tận nhà đã bổ sung một khía cạnh hoàn toàn mới cho khái niệm của một người nghiện mua sắm. Internet đã làm cho việc mua sắm dễ dàng hơn, mọi người có thể mua hầu hết mọi thứ trực tuyến từ các trang web bán hàng và thậm chí còn được giảm giá nhiều hơn so với việc đến mua trực tiếp.  

Nhưng tiến sĩ Müller và nhóm nghiên cứu cho biết điều này có nghĩa là những người trẻ tuổi đang có dấu hiệu rối loạn mua sắm. Hiện tại, BSD không được phân loại là một rối loạn của riêng mình mà là một phần của "rối loạn kiểm soát xung lực được chỉ định khác".

Tuy nhiên, với việc gây ảnh hưởng đến 5% dân số và tác động nghiêm trọng về tinh thần thì nó rất đáng được quan tâm hơn. Người mắc chứng BSD thường thèm muốn mua đồ và chỉ cảm thấy hài lòng khi được chi tiền. Nhưng sau đó họ sẽ phải đối mặt với các vấn đề khác như làm sao để kiểm soát tâm lý và cả việc nợ nần. 

Dù vậy, rất ít người nhận ra rằng đây là một chứng bệnh tâm lý. Bác sĩ Wen Li khuyến nghị: "Nếu ai đó trong gia đình có hoàn cảnh tương tự, bạn hãy giúp cho họ hiểu rõ vấn đề. Người nghiện mua sắm thường là do thiếu tự tin trong cuộc sống, sự bù đắp cảm xúc bằng cách mua sắm là hình thức duy nhất khiến họ thoải mái. Hãy trò chuyện với họ, động viên và đưa ra lời khuyên để họ bình ổn cảm xúc. Nếu chứng nghiện mua sắm kèm với trầm cảm, tốt nhất hãy tìm tới chuyên gia."

Nghiên cứu của Đại học California: Nghiện nói đùa có thể là dấu hiệu của chứng bệnh thần kinh
Đôi khi chúng ta thấy có khiếu hài hước là một điều may mắn, vì nó giúp ta kết nối với những người xung quanh nhanh chóng hơn. Nhưng đối với những...
Hoàng Dương (Dịch từ WOB, Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh tâm thần