Sắp kết hôn nhưng cô Yan Ting lại vô cùng chán nản, mất ngủ liên tục và cáu gắt vô cớ đến mức phải đi khám ở bệnh viện tâm thần.
Cô Ya Ting, 32 tuổi ở Đài Loan, Trung Quốc là trưởng phòng trong một công ty bất động sản. Không chỉ là người phụ nữ xinh đẹp và độc lập, Ya Ting còn có mối tình kéo dài 10 năm rất thắm thiết. Bạn trai cô sau thời gian dài yêu đương đã cầu hôn khiến Ya Ting rất hạnh phúc và cả hai đã về thưa chuyện với gia đình, dự tính cuối năm sẽ kết hôn.
Ya Ting dự định sau khi kết hôn sẽ chưa vội sinh con mà muốn tận hưởng cuộc sống vợ chồng son. Tuy nhiên, mẹ chồng tương lai của Ya Ting lại khăng khăng bắt hai vợ chồng sau khi cưới phải sinh con và yêu cầu Ya Ting nghỉ việc ở nhà làm nội trợ, chuẩn bị cho việc mang thai thật tốt. Theo người mẹ chồng, phụ nữ không nên làm chủ kinh tế quá nhiều, mọi chuyện lớn nhỏ trong gia đình đều do chồng, vợ chỉ nên ở nhà chăm chồng, chăm con.
Cô Ya Ting bị mẹ chồng tương lái ép nghỉ việc ở nhà sinh con khiến cô trầm cảm. (Ảnh minh họa)
Lúc đầu, Ya Ting đã khéo léo tìm cách thay đổi ý kiến của mẹ chồng, hy vọng bà có thể cho cả hai có thời gian tận hưởng hôn nhân ngọt ngào trước khi có con và để cô vẫn được đi làm. Tuy nhiên mẹ chồng tương lai kiên quyết không nghe, Ya Ting lại nhờ bạn trai thuyết phục nhưng anh lại bảo cô cứ kiên nhẫn chờ đợi mẹ đổi ý.
Bị áp đặt lại không được bạn trai thông cảm, giúp đỡ, Ya Ting cảm thấy rất bất lực và chán nản. Kể từ đó, cô bắt đầu bị mất ngủ thường xuyên, tinh thần mệt mỏi. Trong thời gian chuẩn bị đám cưới, trong khi mọi người vui vẻ chúc mừng, Ya Ting liên tục tức giận và có lúc bật khóc ngay trên công ty.
Thấy con gái mệt mỏi và tinh thần suy sụp nên cha mẹ Ya Ting đã khuyên cô đi khám tại phòng khám của bác sĩ Yang Congcai. Bác sĩ Yang Congcai, trưởng Khoa Thể chất và Tinh thần, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Tâm thần Đài Loan sau khi nghe câu chuyện của Ya Ting đã chẩn đoán cô bị trầm cảm tiền hôn nhân.
Bác sĩ Yang Congcai - chuyên gia trong lĩnh vực tâm thần.
Bác sĩ Yang Congcai cho rằng hôn nhân ở thế hệ trẻ hiện đại có xu hướng mang chủ nghĩa cá nhân và hướng tới mối quan hệ tự do và thân mật với người bạn đời, khác biệt hoàn toàn so với mô hình kiểm soát truyền thống của những thế hệ trước.
Quan điểm và quan niệm sống của hai thế hệ khác nhau đôi khi dẫn tới những xung đột trong giao tiếp. Những xung đột này nếu kéo dài lâu sẽ gây ra những bức xúc, lo lắng từ đó dễ dẫn tới trầm cảm với các biểu hiện như rối loạn giấc ngủ, chán ăn,… Tình trạng này thường xảy ra trước khi kết hôn được gọi là trầm cảm trước hôn nhân.
Tiến sĩ Yang Congcai nói rằng các triệu chứng và mức độ "trầm cảm trước hôn nhân" khác nhau tùy theo từng người. Những người mắc trầm cảm tiền hôn nhân cần được tư vấn hôn nhân kết hợp với điều trị bằng thuốc. Thông qua các nhà tâm lý học chuyên nghiệp, tư vấn hôn nhân sẽ được tiến hành để cho phép cả hai bên xác định nguồn gốc của vấn đề. Các chiến lược tương ứng, tìm hiểu thêm về nhu cầu của nhau và đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho hôn nhân và khuyến khích cả hai bên cùng hợp tác.
Đồng thời, các bác sĩ chuyên nghiệp sử dụng thuốc để cải thiện các triệu chứng như lo lắng, trầm cảm và mất ngủ, làm giảm cảm xúc tiêu cực của bệnh nhân và trở lại cuộc sống bình thường càng sớm càng tốt.
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một loại bệnh nội khoa phổ biến và nghiêm trọng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảm giác, suy nghĩ và cách bạn hành động. Trầm cảm gây nên tâm trạng buồn bã, chán nản không muốn quan tâm đến mọi thứ. Làm giảm khả năng thực hiện công việc hàng ngày, có những suy nghĩ tiêu cực đến hành động muốn buông xuôi mọi thứ bằng cách tự tử để giải thoát bản thân.
Triệu chứng, biểu hiện bệnh trầm cảm
Các dấu hiệu của trầm cảm được thể hiện từ thể nhẹ sang thể nặng. Các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tuần để đánh giá và có thể nhận biết qua một vài biểu hiện sau:
- Cảm thấy buồn hoặc có tâm trạng chán nản, tuyệt vọng, hay cáu giận dù là chuyện nhỏ.
- Mất hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động tập thể hoặc giao lưu.
- Thay đổi khẩu vị - Giảm cân hoặc tăng cân không liên quan đến chế độ ăn uống.
- Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều
- Thường xuyên cảm thấy người mệt mỏi
- Khó kiểm soát hành động theo ý.
- Cảm thấy bất tài, không làm được gì, thường xuyên thấy tội lỗi
- Suy nghĩ khó khăn, tập trung hoặc đưa ra quyết định
- Có suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử