Ngày nào cũng phải nghĩ "hôm nay ăn gì", người phụ nữ nhập viện tâm thần

Ngày 19/07/2019 00:08 AM (GMT+7)

Khi vào bệnh viện, người phụ nữ 62 tuổi liên tục bày tỏ sự khó chịu khi ngày nào cũng phải đắn đo chuyện ăn uống cho gia đình.

Bà Wang, 62 tuổi sau khi nghỉ hưu đã về sống cùng với con cháu. Gần đây bà Wang đột nhiên cảm thấy phải lo nghĩ rất nhiều. Mỗi ngày bà đều suy nghĩ không biết hôm nay ăn gì, nên mua thức ăn, nấu món nào cho gia đình. Ngoài ra, bà Wang cũng đặc biệt lo lắng về sức khỏe của con trai và cháu trai, lo lắng về sự an toàn của người thân khi ra ngoài. Sự lo nghĩ ngày càng nhiều khiến bà chóng mặt, khó thở, đánh trống ngực, đổ mồ hôi,...

Vì sự lo nghĩ này đã ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống bình thường của bà Wang nên gia đình đã đưa bà đến Khoa Tâm lý học lâm sàng của Bệnh viện Nhân dân thứ hai của tỉnh Hồ Nam. Khi bà Wang đến gặp bác sĩ, bà đặc biệt khó chịu khi nói về việc mua thức ăn mỗi ngày cho gia đình. Khi nói tới vấn đề này, bà đột nhiên bồn chồn,  tim đập nhanh hơn và đổ mồ hôi.

Ngày nào cũng phải nghĩ amp;#34;hôm nay ăn gìamp;#34;, người phụ nữ nhập viện tâm thần - 1

Người phụ nữ thể hiện sự lo lắng, bồn chồn khi nghĩ tới việc ăn uống mỗi ngày cho gia đình. (Ảnh minh họa)

Cheng Ming, phó giám đốc khoa Tâm lý học lâm sàng nhận thấy kết quả kiểm tra ECG của bà Wang là bình thường, trong khi thang đo tự đánh giá mức độ lo lắng cho thấy các triệu chứng lo âu nghiêm trọng. Vì vậy, bác sĩ yêu cầu bà Wang nhập viện và tiến hành điều trị. Sau một thời gian, các triệu chứng của bà Wang đã cải thiện.

Theo bác sĩ Cheng Ming chứng lo âu mãn tính là một rối loạn lo âu với các triệu chứng như chóng mặt, tức ngực, khó thở, đánh trống ngực, khô miệng, căng cơ,... Bệnh nhân thường rất đau đớn vì họ không thể chịu đựng được những khó chịu này và không thể thuyên giảm.

Bác sĩ Cheng Ming giải thích rằng sự khởi đầu của rối loạn lo âu có thể được gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố sinh học và các sự kiện trong cuộc sống. Một số giai đoạn lo lắng của mọi người có liên quan đến di truyền. Được biết, mẹ của bà Wang có tiền sử trầm cảm. Trong cuộc sống thường ngày, bà Wang cũng là người theo đuổi sự hoàn hảo, hướng nội và thích chăm sóc người khác.

Ngoài ra, những người không đủ tự tin, nhạy cảm, hay hoài nghi và quá cầu toàn cũng dễ bị rối loạn lo âu, trẻ em bị bảo vệ kiểm soát quá mức dễ bị lo lắng khi lớn lên, sự gia tăng căng thẳng thường dễ xảy ra. 

Ngày nào cũng phải nghĩ amp;#34;hôm nay ăn gìamp;#34;, người phụ nữ nhập viện tâm thần - 2

Người bị rối loạn lo âu sẽ dễ mất ngủ kéo dài gây mệt mỏi. (Ảnh minh họa)

Rối loạn lo âu càng được chẩn đoán, điều trị càng sớm thì tiên lượng càng tốt. Điều rất quan trọng đối với bệnh nhân là điều chỉnh tâm lý của họ trước tiên. Cần phải đối mặt với thực tế và chấp nhận thực tế, để duy trì tâm trạng thoải mái. Bác sĩ Cheng Ming nhắc nhở rằng trong quá trình điều trị bệnh nhân, các thành viên trong gia đình cũng nên giúp hướng dẫn bệnh nhân thay đổi sự lo lắng và tạo không khí gia đình thoải mái và hạnh phúc. Sau khi điều trị chuyên khoa, hầu hết bệnh nhân sẽ có được kết quả mong muốn và khôi phục lại tâm trạng vui vẻ. 

Con gái 16 tuổi bị trầm cảm nặng nhưng phản ứng của người cha khiến bác sĩ sững sờ
Mặc dù con gái 16 tuổi được chẩn đoán trầm cảm nghiêm trọng, nhưng người cha lại không hề cho rằng con gái mắc bệnh mà cho rằng cô bé cố tình gây sự...
Minh Thùy (Dịch từ KKnews)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác