Ruth Bader Ginsburg, 87 tuổi là nữ thẩm phán thứ hai tại Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Hầu hết mọi người chỉ biết đến những thành tích của bà mà ít ai biết rằng bà đã bị ung thư trong 20 năm.
Trong 20 năm, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư phổi và khối u di căn đã xuất hiện lần lượt trong cơ thể của bà. Chỉ cần một căn bệnh ung thư có thể tiêu diệt hoàn toàn một con người, nhưng bà Ruth Bader Ginsburg đã trải qua bốn lần và đều sống sót một cách kiên cường.
Bà Ruth Bader Ginsburg
Năm 1999, bà Ruth Bader Ginsburg được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng ở tuổi 66. Sau khi trải qua phẫu thuật và hóa xạ trị, bà trở lại làm việc.
Năm 2009, sau 10 năm, bà Ruth Bader Ginsburg tìm thấy hai khối u trong tuyến tụy khi kiểm tra thể chất. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ, một khối u được xác nhận là khối u lành tính và một khối u là ác tính. Để ngăn ngừa tái phát và di căn, trong quá trình phẫu thuật còn cắt bỏ lá lách.
Năm 2018, bà Ruth Bader Ginsburg bị ngã và gãy xương sườn. Trong quá trình kiểm tra phim chụp CT đã vô tình tìm thấy các nốt trong phổi. Bác sĩ nghi ngờ rằng ung thư trước đó đã lan đến phổi, vì vậy vào ngày 21/12/2018, một ca phẫu thuật được thực hiện trong bệnh viện để loại bỏ khối u phổi.
Năm 2019, các phương tiện truyền thông báo cáo rằng bà Ruth một lần nữa đến bệnh viện để xạ trị, cắt bỏ mục tiêu của khối u tụy trước đó. Đồng thời, sau 3 ngày xạ trị, bà Ruth Bader Ginsburg đã đến Đại học Buffalo để tham gia các hoạt động công cộng.
Vậy điều gì khiến người phụ nữ này sống sót khỏe mạnh dù trải qua 4 lần ung thư?
1. Kiểm tra và phát hiện bệnh sớm
Hình ảnh thời trẻ của bà Ruth Bader Ginsburg
Ung thư thường là căn bệnh gây tử vong, tuy nhiên với sự phát triển của y học hiện đại, ung thư đã được công nhận là "căn bệnh mãn tính" có thể tồn tại lâu dài với bệnh nhân với điều kiện là phát hiện sớm. Giáo sư Lý Hoài, giám đốc Bệnh viện Ung thư thuộc Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc cho biết trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông rằng, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, 30% bệnh nhân ung thư có thể được chữa khỏi. Đánh giá từ lịch sử mắc bệnh ung thư của bà Ruth Bader Ginsburg, hầu như mỗi lần đều là ở giai đoạn đầu, và đã được tiến hành cắt bỏ khối u kịp thời để tránh di căn.
2. Tuân thủ điều trị của bác sĩ
Theo quan điểm của Ruth Bader Ginsburg, tuân thủ điều trị của bác sĩ là yếu tố thứ hai cho sự thành công trong việc chống chọi với ung thư. Thời gian đầu mới mắc bệnh ung thư tuyến tụy, bà Ruth Bader Ginsburg đã chọn phương pháp điều trị tại nhà, đó là uống thuốc thảo dược, vitamin, khoáng chất, chế độ ăn uống, thiền, cầu nguyện, châm cứu…. Tuy nhiên sau một thời gian, tình hình bệnh không cải thiện. Cuối cùng bà chấp nhận phẫu thuật và làm theo lời khuyên của bác sĩ.
3. Thường xuyên tập thể dục
Bà Ruth Bader Ginsburg vẫn thường xuyên tập thể dục đều đặn.
Bà Ruth Bader Ginsburg cho biết, cơ thể bà hồi phục nhanh hơn những người khác đó là bà thường xuyên tập thể dục, mỗi ngày bà dành 1 tiếng để tập luyện. Đó là lý do tạo sao khi bà 80 tuổi vẫn có thể thực hiện 20 lần hít đất, sức khỏe vượt xa những người khỏe mạnh cùng tuổi.
Tập thể dục không chỉ giúp làm tăng chức năng miễn dịch của cơ thể mà còn cải thiện chứng trầm cảm của bệnh nhân ung thư cao tuổi và ngăn ngừa các bệnh cơ bản hơn. Lấy ung thư vú làm ví dụ, theo Hoàng Tuyển, Phó Giám đốc Bệnh viện Liên kết thứ ba thuộc Đại học Y Quảng Châu cho biết, một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Khoa học Sức khỏe Sunnybrook Canada đã chỉ ra rằng tập thể dục có tác dụng lớn trong việc ngăn ngừa tái phát ung thư vú.
Thời gian tập thể dục lý tưởng được khuyến nghị là 150 phút mỗi tuần. Ngoài ra, cũng có những nghiên cứu y khoa cho thấy nếu 2 giờ tập thể dục nhịp điệu hàng ngày, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư đã tăng từ 32% lên 88%.
4. Luôn duy trì thái độ lạc quan
Duy trì thái độ lạc quan giúp bà Ruth Bader Ginsburg sống thọ hơn.
Không giống như nhiều bệnh nhân ung thư cao tuổi, khi nghe tin bị ung thư, họ thường đau buồn, ăn uống kém, ngủ không ngon giấc, lo lắng, khiến căn bệnh trở nên tồi tệ hơn. Bà Ruth Bader Ginsburg nói rằng sau khi bị ung thư bà càng làm việc chăm chỉ hơn, bằng cách này bà sẽ không để tâm vào sự khó chịu của cơ thể do bệnh ung thư gây nên.
Theo nhiều quan điểm sinh học, nếu một người ở trạng thái tâm lý tiêu cực trong một thời gian dài, chức năng miễn dịch sẽ bị tổn hại một cách tự nhiên, từ đó làm tăng tốc độ mắc bệnh. Vì vậy, duy trì một thái độ tốt là điều rất cần thiết.