Với sự cải thiện của điều kiện kinh tế, đời sống được nâng cao, tỷ lệ mắc khối u đại tràng cũng tăng lên hàng năm, kiến nghị mọi người nên cảnh giác.
Đại tràng bao gồm kết tràng và trực tràng, dài khoảng 1,2 - 1,5 mét, nằm xung quanh bụng và nối với hậu môn. Đại tràng là một bộ phận có tỉ lệ mắc bệnh cao. Với sự cải thiện của điều kiện kinh tế, đời sống được nâng cao, tỷ lệ mắc khối u đại tràng cũng tăng lên hàng năm, kiến nghị mọi người nên cảnh giác.
Bác sĩ Chu Kiến Vĩ
Bác sĩ Chu Kiến Vĩ, trưởng Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Liên kết của Đại học Nam Thông. Giáo viên hướng dẫn Nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ của Trung tâm Ung thư Đại học Maryland, Mỹ. Ông có hơn 20 năm kinh nghiệm lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, gan mật, tuyến tụy và tuyến giáp vú.
Theo bác sĩ Chu Kiến Vĩ, năm kiểu người dưới đây cần đặc biệt cảnh giác sự xuất hiện của ung thư đại tràng.
1. Chế độ ăn uống ít chất xơ, nhiều mỡ và đạm động vật
Chế độ ăn này làm thay đổi vi khuẩn yếm khí ở đại tràng, biến acid mật và cholesterol thành những chất gây ung thư. Đồng thời thức ăn ít chất xơ làm giảm khối lượng phân gây táo bón, chất gây ung thư sẽ tiếp xúc với niêm mạc ruột lâu hơn và cô đặc hơn, tác động lên biểu mô của đại tràng. Do đó chế độ ăn tốt không phải là ăn nhiều mà là ăn đủ chất và khoa học.
2. Tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng
Nếu bạn có cha mẹ, anh chị em ruột bị bệnh ung thư đại tràng, bạn có khả năng mắc bệnh cao hơn nhưng người khác. Nếu có nhiều hơn một thành viên trong gia đình mắc bệnh, nguy cơ của bạn còn lớn hơn nữa. Do đó, yếu tố di truyền đóng vai trò vô cùng lớn.
3. Polyp đại tràng và các bệnh đại tràng mãn tính
Polyp đại tràng là nguyên nhân quan trọng gây ung thư đại tràng. Theo một nghiên cứu, trên 50% trường hợp ung thư đại tràng phát sinh trên cơ sở của polyp đại tràng. Số lượng polyp càng nhiều thì tỷ lệ ung thư hoá càng cao và Polyp đại tràng có thể tiến triển thành ung thư trực tràng sau khoảng 10 năm.
Các bệnh đại tràng mãn tính: Ung thư đại tràng có thể phát sinh trên tổn thương của các bệnh: lỵ, amip, lao, giang mai, thương hàn và các bệnh lý khác của đại tràng như viêm loét đại tràng mãn tính
4. Xuất hiện máu trong phân
Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Một số trường hợp, ở giai đoạn cuối bệnh nhân còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy. Đây là triệu chứng phổ biến của căn bệnh, song không hẳn mọi trường hợp phân có máu đều do mắc ung thư đại tràng.
Nếu mắc bệnh khác như trĩ, nứt hậu môn bạn cũng gặp hiện tượng trên. Cần phân biệt đại tiện ra máu do trĩ thường là máu tươi. Còn bệnh nhân ung thư trực tràng thường xuất huyết dưới dạng máu lẫn với nhầy. Vì máu chảy ở niêm mạc vùng ung thư có thể bị viêm nên tiết nhầy.
5. Phần bụng đột nhiên bị trướng, khó đi đại tiện
Khi càng lớn tuổi, nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng càng cao, nếu xuất hiện tình trạng trướng bụng, khó đi đại tiện, cần phải cảnh giác bệnh ung thư đại tràng, kịp thời đến bệnh viện để khám. Sau khi xuất hiện khối u trực tràng sẽ khiến khoang ruột bị hẹp, gây tắc ruột một phần thậm chí là tắc hoàn toàn, xuất hiện trướng bụng, khó đi ngoài, thậm chí không thể bài tiết phân.