3 cô không chồng dệt chiếu Hạnh Phúc cho các cặp uyên ương: Những chia sẻ bất ngờ

Hiền Lương - Ngày 23/07/2020 12:10 PM (GMT+7)

Dù cả 3 cô Mừng – Tươi – Tỉnh đều không lấy chồng, nhưng hàng ngày các cô vẫn cần mẫn bên khung dệt để làm nên những tấm chiếu hạnh phúc cho các cặp uyên ương.

Gia đình 3 cô làm chiếu cói ở thành phố Phú Vinh thuộc thị trấn Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình). Người dân ở đây cho biết, sở dĩ mọi người gọi "gia đình 3 cô"  bởi gia đình này có 3 người phụ nữ đã qua tuổi ngũ tuần nhưng vẫn sống với nhau, không lập gia đình.

Người dân nơi đây cũng giới thiệu, đây cũng là gia đình duy nhất còn giữ được nghề truyền thống dệt chiếu cói thủ công và phải có đủ cả 3 người mới làm được. “Mỗi người một thế mạnh và làm một khâu khác nhau, chỉ thiếu một người thôi là họ sẽ nghỉ, không làm nữa”, người dân nơi đây chia sẻ.

Bước chân vào ngôi nhà đã cũ, điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận được là mùi thơm của cói chiếu. Trong nhà, tiếng những người phụ nữ râm ran nói chuyện, nhưng tay vẫn thoăn thoắt dệt tấm chiếu còn đang dở dang. “Các chú đợi chúng tôi một lát, đang làm dở không bỏ được”, một người phụ nữ nói.

3 cô không chồng dệt chiếu Hạnh Phúc cho các cặp uyên ương: Những chia sẻ bất ngờ - 1
3 cô không chồng dệt chiếu Hạnh Phúc cho các cặp uyên ương: Những chia sẻ bất ngờ - 2
3 cô không chồng dệt chiếu Hạnh Phúc cho các cặp uyên ương: Những chia sẻ bất ngờ - 3
3 cô không chồng dệt chiếu Hạnh Phúc cho các cặp uyên ương: Những chia sẻ bất ngờ - 4

3 cô đang kết hợp để dệt nên một chiếc chiếu cói.

3 người phụ nữ đang dệt chiếu là chị em ruột với nhau. Chị cả tên Nguyễn Thị Mừng, người thứ 2 tên Nguyễn Thị Tươi, còn người em gái út tên Nguyễn Thị Tỉnh. 3 chị em làm nghề cói từ khi lên 8 tuổi, nhưng đến với công việc dệt chiếu muộn hơn, tính đến nay mới chỉ 35 năm.

Cầm chiếc chiếu cói với chữ “Gia đình Hạnh Phúc” trên tay, cô Mừng chia sẻ, để dệt hoàn chỉnh được chiếu chiếu này, 3 chị em phải mất 1 ngày công. Đó là chưa kể trước đó còn phải phơi cói, nhuộm màu, ủ cói… “Có lẽ vì mất công, vất vả như vậy mà cánh trẻ bây giờ không ai còn mặn mà với nghề dệt chiếu nữa”, bà Mừng trầm ngâm nói.

Theo lời kể của 3 cô, để làm nên một chiếc chiếu, đầu tiên là phải chọn được những loại cói đẹp, chất lượng từ khi còn xanh. Sau đó mang về nhà phải phơi 7 nắng, rồi ngâm vào nước 12 tiếng, xong tiếp tục phơi 2 ngày trước khi đến công đoạn nhuộm.

3 cô không chồng dệt chiếu Hạnh Phúc cho các cặp uyên ương: Những chia sẻ bất ngờ - 5
3 cô không chồng dệt chiếu Hạnh Phúc cho các cặp uyên ương: Những chia sẻ bất ngờ - 6

Các công đoạn từ thu mua, phơi cói cũng được làm công phu, tỉ mỉ.

“Để làm một chiếc chiếu bình thường thì không khó, nhưng với những chiếc chiếu có họa tiết hoa văn càng cầu kỳ thì việc chuẩn bị càng phải kỹ lưỡng. Sau hơn 30 năm làm nghề, chẳng có loại hoa văn nào là chị em chúng tôi không làm được. Tuy nhiên, muốn có sản phẩm chất lượng, ngoài kinh nghiệm còn phải dành toàn tâm, toàn ý vào “đứa con” tinh thần của mình”, cô Mừng chia sẻ.

Trong số 3 chị em, cô Nguyễn Thị Tỉnh nhỏ tuổi nhất, ngoài dệt chiếu cô còn có nghề châm cứu rất giỏi ở địa phương. Đã có lần cô Tỉnh định chuyển nghề, nhưng hai người chị động viên ở lại để cùng giữ nghề dệt chiếu 3 đời của gia đình. “Các chị nói với tôi rằng, nếu tôi nghỉ thì các chị cũng bỏ nghề. Tôi suy nghĩ và quyết định sẽ cùng 2 chị theo nghề này cho đến khi nào không còn sức khỏe nữa thì thôi”, cô Tỉnh nói.

Giờ đây chiếu cói dệt tay không còn phát triển đại trà như 30 năm trước, thay vào đó là những loại chiếu hiện đại như chiếu trúc, chiếu bện vải…Vì thế hàng của 3 cô Mừng – Tươi – Tỉnh đa số là được khách đặt trước khi làm. Do dệt được một chiếc chiếu rất kỳ công nên việc sản xuất không đủ nhu cầu cho các đơn hàng đặt, nhiều lúc khách đến tận nhà mua mà còn không có để bán.

3 cô không chồng dệt chiếu Hạnh Phúc cho các cặp uyên ương: Những chia sẻ bất ngờ - 7
3 cô không chồng dệt chiếu Hạnh Phúc cho các cặp uyên ương: Những chia sẻ bất ngờ - 8
3 cô không chồng dệt chiếu Hạnh Phúc cho các cặp uyên ương: Những chia sẻ bất ngờ - 9
3 cô không chồng dệt chiếu Hạnh Phúc cho các cặp uyên ương: Những chia sẻ bất ngờ - 10

Để làm được 1 chiếc chiếu phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ khác nhau.

“Chúng tôi làm chiếu chủ yếu cho các cặp đôi sắp tổ chức đám cưới, cho đình chùa và những người ở thế hệ trước thích nằm chiếu cói dệt tay. Riêng chiếu cho các cặp vợ chồng trẻ mới lấy nhau, mỗi năm chị em chúng tôi bán ra khoảng vài trăm đôi”, cô Tỉnh chia sẻ.

Đã có không ít người đến mua chiếu hỏi rằng, vì sao 3 cô không chồng nhưng lại đi dệt chiếu có tên Hạnh Phúc cho các cặp uyên ương? Nghe câu hỏi này, cô Tỉnh cười tươi giải thích rằng: “Hồi còn trẻ có rất nhiều đến tán tỉnh, hỏi 3 chị em cô về làm vợ, nhưng cả 3 không đồng ý".

Cô kể rằng, khi mẹ cô bị ốm, mẹ có nói rằng: “Các con mà đi lấy chồng hết, bố mẹ biết ở với ai”. Nghe mẹ nói vậy, bố tôi gạt đi và động viên các con rằng: “Cứ đi lấy chồng, bố mẹ ốm thì mỗi cô về chăm bố mẹ 1 tuần cũng được chứ sao”. 

3 cô không chồng dệt chiếu Hạnh Phúc cho các cặp uyên ương: Những chia sẻ bất ngờ - 11
3 cô không chồng dệt chiếu Hạnh Phúc cho các cặp uyên ương: Những chia sẻ bất ngờ - 12

Những chiếc chiếu Hạnh Phúc 3 cô không chồng dệt nên được nhiều cặp đôi uyên ương đặt mua trong ngày cưới.

Thấy bố mẹ nói vậy, 3 chị em nói rằng sẽ ở vậy chăm bố mẹ chứ không lấy chồng nữa. Khi bố mẹ yếu và qua đời, chúng tôi đã quá lứa lỡ thì nên 3 chị em ở vậy cho tới ngày hôm nay. Nhiều khách đến mua chiếu khi biết lý do không lấy chồng, họ càng nể phục 3 cô về chữ hiếu dành cho bố mẹ. 3 cô ở với nhau đã quá nửa đời người, nhưng trong nhà luôn đầy ắp tiếng cười, chưa bao giờ dân làng thấy to tiếng, cãi vã nhau. 

Điều 3 cô suy nghĩ nhiều nhất hiện tại đó là, sau này khi sức khỏe không còn nữa, sẽ không có ai làm nghề và những chiếc chiếu cói gắn liền với nhiều gia đình 1 thời sẽ mai một và chẳng còn trên thị trường. “Nếu ai đó muốn học nghề dệt chiếu, chị em tôi sẵn sàng truyền nghề miễn phí và tặng cả khung dệt, cốt để giữ được nghề truyền thống”, cô Tỉnh chia sẻ.

Những ngày giáp Tết, về thăm làng nghề làm vàng mã lớn nhất cả nước ở Bắc Ninh
Tết gần đến, nhu cầu mua sắm và cúng lễ tăng cao, làng nghề làm vàng mã ở Bắc Ninh được dịp chạy đua với Tết, nhà nào cũng hối hả đóng gói hàng lên xe...
Hiền Lương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những câu chuyện cảm động