4 nữ đại gia Việt quyền lực trên trường quốc tế, người cuối cùng là cái tên quen thuộc

Ngày 10/03/2020 00:08 AM (GMT+7)

Ít ai biết rằng những người phụ nữ này lại đang chèo lái doanh doanh nghiệp, công ty hàng đầu Việt Nam và tạo dấu ấn lớn trên trường quốc tế.

Bà Nguyễn Thị Nga

Bà Nguyễn Thị Nga (SN 1955) – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG là người giàu có và quyền lực, sở hữu tập đoàn lớn, có thể sánh bước cùng những doanh nghiệp đi trước trăm năm.

Bà Nga được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 50 người phụ nữ quyền lực nhất châu Á. Bà không chỉ là chủ BRG mà còn sở hữu nhiều doanh nghiệp lớn như: ngân hàng SeABank, hai khách sạn do Hilton quản lý tại Hà Nội, 3 sân golf đi kèm với những khu nghỉ dưỡng, cổ đông chủ chốt tại một loạt doanh nghiệp sở hữu chuỗi đất vàng tại Hà Nội.

4 nữ đại gia Việt quyền lực trên trường quốc tế, người cuối cùng là cái tên quen thuộc - 1

Bà Nguyễn Thị Nga.

Hệ sinh thái doanh nghiệp của nữ doanh nhân gốc Hà Nội rất lớn, với số lượng người lao động lên tới hàng chục ngàn người. Năm 2019, theo tờ Nikkei, tập đoàn của nữ doanh nhân cùng với một số tập đoàn của Nhật sẽ xây dựng một thành phố thông minh có tổng diện tích hơn 2.000ha tại phía Bắc Hà Nội, với tổng giá trị lên tới hơn 37 tỷ USD.

“Nữ tướng” Cao Ngọc Dung

Nữ đại gia vàng số 1 Việt Nam – Cao Ngọc Dung (SN 1957) cũng là một người giàu có và nổi tiếng không kém bà Nguyễn Thị Nga. Bà Dung đang làm chủ chuỗi cửa hàng vàng bạc đá quý lớn nhất Việt Nam PNJ, chiếm gần 30% thị phần vàng bạc trên cả nước.

Trước đấy bà còn đảm nhiệm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Á, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Năng lượng Đại Việt… và nhiều vị trí ở những công ty khác nhau. Ít người biết rằng, “đế chế trang sức” từng cán mốc doanh thu 10.000 tỷ vào năm 2009, tiếp tục tăng lên gần 14.000 tỷ vào năm 2010 và cán mốc 18.000 tỷ vào năm 2011.

4 nữ đại gia Việt quyền lực trên trường quốc tế, người cuối cùng là cái tên quen thuộc - 2

“Nữ tướng” Cao Ngọc Dung.

Năm 2017, công ty trở lại mốc “doanh thu vạn tỷ” với 11.049 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận đã gấp 3,3 lần năm 2009, gấp 3,4 lần năm 2010 và gấp 2,9 lần năm 2011. Hay theo cách tính toán khác, lợi nhuận năm 2017 cao hơn lợi nhuận của cả năm 2009, năm 2010 và năm 2011 cộng lại.

Năm 2018, doanh nghiệp của bà đã lên tầm tỷ USD và đây cũng là khoảng thời gian thăng hoa nhất trong cuộc đời làm kinh doanh của người phụ nữ quyền lực này. Tham vọng lớn nhất của “nữ tướng” Cao Thị Ngọc Dung là công ty trở thành một tập đoàn bán lẻ trang sức hàng đầu trong khu vực.

Bà Trần Thị Lệ

Bà Trần Thị Lệ hiện là Tổng giám đốc NutiFood, xuất thân là bác sĩ tại trung tâm dinh dưỡng nhưng chuyển hướng sang kinh doanh. Bà cùng với chồng đã đưa công ty thành nhà sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam.

Năm 2016, công ty đạt doanh thu khoảng 7.500 tỷ đồng, tăng trưởng 11% so với năm 2015. Tháng 1/2018, sau 18 năm thành lập, công ty trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên xuất khẩu được sản phẩm sữa bột pha sẵn sang thị trường Mỹ (nơi kiểm nghiệm tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhất thế giới). Theo kế hoạch, doanh thu xuất khẩu năm đầu tiên của công ty vào thị trường Mỹ khoảng 20 triệu USD.

4 nữ đại gia Việt quyền lực trên trường quốc tế, người cuối cùng là cái tên quen thuộc - 3

Nữ doanh nhân Trần Thị Lệ.

Tháng 4/2019, bà Trần Thị Lệ là một trong 2 gương mặt nữ doanh nhân của Việt Nam được bầu chọn trong 21 nữ doanh nhân thành công trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương do Công ty Ernst &Young thực hiện.

Nữ doanh nhân Trần Thị Lệ đặt tham vọng đưa công ty vượt ra khỏi biên giới Việt Nam bằng việc đầu tư ra nước ngoài thông qua các hoạt động liên doanh, mua bán và sáp nhập.

Bà Thái Vân Linh

Bà Thái Vân Linh (SN 1977) được biết đến với tên gọi Shark Linh khi tham gia vào chương trình Shark Tank Việt Nam trên sóng truyền hình. Bà Linh sang Mỹ từ năm 2 tuổi, tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh chuyên ngành tài chính tại Mỹ.

Từ tháng 9/1999 đến tháng 6/2000, bà Thái Vân Linh làm Điều phối viên Marketing tại một công ty trong lĩnh vực bưu chính. Tháng 7/2000, bà Linh đầu quân cho The .tv Corporation với vị trí Phó giám đốc tiếp thị và kinh doanh quốc tế. Chỉ sau 1 năm, bà Linh được lên làm Giám đốc Marketing của công ty này và giữ vị trí đó đến tháng 3/2004.

4 nữ đại gia Việt quyền lực trên trường quốc tế, người cuối cùng là cái tên quen thuộc - 4

Bà Thái Vân Linh.

Giữa năm 2006, bà Linh làm việc tại ngân hàng đầu tư Banc of America Securities, một công ty con của Bank of America. Sau gần 2 năm làm việc tại đây, đến tháng 7/2008, bà Linh quyết định về Việt Nam làm việc tại quỹ VinaCapital.

Trước khi tham gia chương trình Shark Tank, bà Thái Vân Linh đã tỏ ra là người hào hứng với startup, thời trang…

Cuối 2018, shark Linh làm CEO công ty hỗ trợ khởi nghiệp Vingroup Ventures của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Bà Linh trực tiếp góp 10% vốn tại đây.

3 đại gia Việt vang bóng một thời: Người bặt vô âm tín, người từng vào tù cải tạo
Từng nổi tiếng và giàu có, những đại gia này giờ đã lui về ở ẩn, không ai biết họ đang kinh doanh gì?
K.T (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhân vật